Các nguyên tố mà lượng chứa ít hơn 10−4 được gọi là các nguyên tố vi lượng. Vi lượng tố, còn gọi là nguyên tố vi lượng, là những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể ở lượng rất nhỏ, cần dùng trong các chức năng trao đổi chất quan trọng cho cuộc sống. Chúng phải được đưa vào cơ thể đều đặn. Lượng cần dùng hằng ngày của một người trưởng thành khỏe mạnh ở vào khoảng từ một vài trăm micrôgam (cho selen và asen (thạch tín)) cho đến một vài miligam (sắt và iốt).
Trong một số sách giáo khoa chúng được phân biệt với lượng tố: canxi, magiê, natri, clo, lưu huỳnh và phốt pho. Chúng phải được đưa vào cơ thể với số lượng lớn hơn (cho đến vài trăm miligam hằng ngày).
Các chất nói chung được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu (cần thiết cho cuộc sống) là: asen, crôm, sắt, flo, iốt, coban, đồng, mangan, molypden, selen, vanađi, kẽm và thiếc.
Các vi lượng tố này hoặc là một thành phần quan trọng của các enzyme, vitamin và hoóc môn hay tham gia vào một số các phản ứng trao đổi chất nhất định có vai trò như là coenzym xúc tác hay hoạt hóa.
Các nguyên tố sau đây nói chung không được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu hoặc là chức năng của chúng chỉ mới được phỏng đoán: bari, bismut, boron, liti, kền (niken), thủy ngân, rubiđi, silic (silicon), stronti, telua, titan và vonfram (tungsten).
Thiếu vi lượng tố có thể trực tiếp hay gián tiếp gây ra nhiều bệnh: thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu (thiếu hồng huyết cầu trong máu), thiếu kẽm ảnh hưởng đến các hoóc môn tăng trưởng, thiếu iốt gây ra bệnh bướu cổ, thiếu kẽm có thể gây ra vô sinh.
Có một chế độ ăn uống hợp lý cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ các vi lượng tố trong trường hợp bình thường.
Nguyên tố vi lượng (≤ 100mg/1kg chất khô của cây) gồm: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn,...
Các nguyên tố vi lượng là thành phần của hầu hết các enzim, hoạt hóa các enzim... tham gia vào quá trình điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247