Trang chủ Sinh Học Lớp 7 1.Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch...

1.Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống trên cạn. 2.Rắn độc có thể gây hại cho con người vì nếu bị rắn độc cắn có thể dẫn

Câu hỏi :

1.Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống trên cạn. 2.Rắn độc có thể gây hại cho con người vì nếu bị rắn độc cắn có thể dẫn đến tử vong. Vậy theo em có nên giết hết rắn hay không? Tại sao? 3.So với ếch nhái thì thằn lằn đẻ ít trứng hơn vậy có thể nói thằn lằn kém tiến hóa hơn ếch nhái không? 4.Kể tên những động vật thụ tinh ngoài. TRẢ LỜI HAY ĐẦY ĐỦ sẽ vote 5s nha!

Lời giải 1 :

Câu 1:
– Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).

– Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

– Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
Câu 2:
Ta không thể giết hết rắn vì:
+ Quần thể rắn rất đa dạng, việc diệt toàn bộ rắn trên khắp thế giới là chuyện bất khả thi
+ Mặc dù rắn có thể gây hại cho con người tuy nhiên rắn vẫn có ích. Ví dụ như rắn ăn chuột phá hoại mùa màng, hạn chế sự phát triển của động vật gây hại.
Câu 3:
Không thể nói thằn lằn kém tiến hóa hơn so với ếch nhái, vì
- Tuy trứng của thằn ít hơn nhưng có màng dai bao bọc
- Đã biết đào hang giấu trứng đẻ tránh kẻ thù ăn mất trứng
- Tuy đẻ ít trứng nhưng thằn lằn tập trug nhiều vào noãn hoàn để thằn lằn con ăn khi ở trong trứng
=> Số lượng trứng của thằn lằn tuy ít hơn ếch nhưng chất lượng cao hơn
Câu 4:
Những động vật thụ tinh ngoài như: đa số các loài cá, ếch, nhái, cóc,
Chúc bạn học tốt ạ~
Nếu đúng cho mình xin câu trả lời hay nhất+ 5 sao nha!
Sai thì cho mình xin lỗi ạ >.<"


 

Thảo luận

-- thank you
-- Vâng <3
-- bn hc trường nào zợ
-- Mình học trường THCS Ng~ Thái Bình
-- òh
-- Có gì không ạ?

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Câu 1.

 Đặc điểm cấu tạo của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

   - Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu: thuận lợi cho quan sát và hô hấp.

   - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra: tránh bị khô mắt.

   - Tai có màng nhĩ: cảm nhận âm thanh.

   - Mũi thông với khoang miệng: phục vụ cho hô hấp nhờ sự đóng mở của thềm miệng.

   - Chi năm phần có ngón chia đốt: vận động linh hoạt.

Câu 2.

Không nên giết rắn vì rắn là loài thiên địch có lợi cho nhà nông. Rắn bắt chuột giữ mùa màng không bị chuột phá hại.

Câu 3.

-Thằn lăn không đẻ nhiều trứng vì quá trình thụ tinh ở trong cơ thể con cái, trứng đẻ ra được chôn dưới hốc đất nên ít bị tấn công. Con non có thể tự kiếm ăn sau khi nở con ếch thụ tinh ngoài nên cần đẻ nhiều trứng để tăng khả năng cá thể con được sinh ra.

-So với ếch nhái thì thằn lằn tiến hóa hơn vì tỉ lệ trứng được thụ tinh và nở thành con cao hơn.

Câu 4.

-Những động vật thụ tinh ngoài: đa số các loài ếch, nhái, cóc, ....

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247