Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Viết một bài văn nghị luận : hãy giải thích...

Viết một bài văn nghị luận : hãy giải thích lời khuyên của lê nin : học, học nữa , học mãi câu hỏi 851012 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết một bài văn nghị luận : hãy giải thích lời khuyên của lê nin : học, học nữa , học mãi

Lời giải 1 :

__________Take it easy_____Kirakira123________________

Đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Học là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức. Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Học, học nữa học mãi là cách mà chúng ta không ngừng trau dồi nâng cao nhận thức của bản thân về kiến thức của bản thân mình. Như bác học Đác Uyn một lần được con gái hỏi vì chuyện tại sao cha của cô trở thành bác học mà vẫn thức khuya tôi luyện tìm tòi. Nhưng câu trả lời của ông lại gây một điều bất ngờ đó chính là “Bác học không có nghĩa là ngừng học”

Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lenin chính là chân lí của học tập. Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời.

Thảo luận

Lời giải 2 :

      Việc học đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng. Công việc ấy đòi hỏi một sự nỗ lực đến suốt đời. Chính vì thế Lê-nin đã từng khuyên: “Học, học nữa, học mãi”. 

      Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo của con người, bao gồm hai khâu chủ yếu: tiếp cận, khám phá và chiếm lĩnh tri thức của nhân loại thành tri thức của mình, rồi vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống để biến thành kiến thức mới. Vậy, Lê-nin đã xác định : “Học, học nữa, học mãi” học suốt đời nghĩa là chúng ta phải suốt đời học hỏi, không chút nào ngưng, 

     Lời khuyên của Lê-nin là vô cùng đúng đắn. Bởi biển học vô bờ, kiến thức của loài người bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi con người chúng ta thì nhỏ bé như giọt nước li ti. Vả lại, cuộc sống tiến lên mỗi phút, mỗi giây, biết bao giờ chúng ta mới học được hết biển kiến thức ngày một mới, ngày một phát triển hơn kia. Chính vì vậy, chúng ta phải luôn học hỏi không ngừng, xem đó là một việc mà mình phải tiếp tục suốt đời.

    Việc học là suốt đời, không ngừng, không nghỉ, giống như người đi đến “chân trời kiến thức”, đến được chân trời này thì lại mở ra chân trời khác, cứ thế mà đi tới. “Hiểu biết là ngọn nguồn chảy mãi, cơn khát không hút cạn được nó và nó cũng không bao giờ giải xong cơn khát”. Tấm gương say mê học tập của các nhà khoa học trên thế giới như Các Mác, Ăng Ghen, Anh Xtanh, Niu Tơn,... cho ta thấy chính sức mạnh của “cơn khát kiến thức” đã tạo nên những thiên tài của nhân loại, để lại cho đời sau nhiều kiến thức, nhiều công trình quý giá.

    Vậy mà, trong chúng ta vẫn còn một số học sinh lơ là học tập. Phải chăng các bạn ấy chưa thấy hết giá trị của việc học, chưa hiểu việc học rất cần đến sự kiên trì, nhẫn nại, nỗ lực suốt đời ? Cũng có lắm kẻ có được bằng cấp này nọ rồi sinh ra thỏa mãn, không tiếp tục học hỏi thêm nữa. Những hiện tượng đó đều không thể chấp nhận được, đều đáng bị phê phán.

   Câu nói của Lê-nin là một lời khuyên đúng đắn và vô cùng sâu sắc tới tất cả những ai khao khát hiểu biết. Mỗi học sinh chúng ta hãy luôn tâm niệm từng ngày với lời khuyên ấy để có thể không ngừng chiếm lĩnh tri thức nhân loại và sáng tạo ra những giá trị quý báu cho cuộc đời. Hãy nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi trong lòng mình. Đừng lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ mà hãy biết học hỏi mọi lúc, mọi nơi.

   Câu nói của Lê-nin lại làm ta nhớ đến lời nhắn nhủ của Bác Hồ : “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Mỗi học sinh chúng ta càng phải khắc ghi những lời dạy ấy để vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247