Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tĩnh dạ...

Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tĩnh dạ tứ câu hỏi 114171 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tĩnh dạ tứ

Lời giải 1 :

Có một người được người đời gọi bằng cái tên Trích Tiên Nhân- là người Tiên bị giáng đày xuống trần gian. Sự xuất hiện của ông như một ngôi sao tỏa ra vầng hào quang làm sáng cả bầu trời thơ Đường. Đó chính là Thi Tiên Lí Bạch. Một trong những tác phẩm ghi dấu sự đóng góp và thành công của ông chính là bài thơ “Tĩnh dạ tứ”:

  • “Sàng tiền minh nguyệt quang,
  • Nghi thị địa thượng sương.
  • Cử đầu vọng minh nguyệt,
  • Đê đầu tư cố hương.”

Cùng với Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Tiên Lí Bạch được coi là nhà thơ có ảnh hưởng, một trong những ngôi sao chói lói của thơ ca trung đại. Thơ ông mang phong cách lãng mạn, trữ tình, màu sắc siêu trần, thoát tục, qua lớp gió bụi hàng ngàn năm qua vẫn in sâu vào lòng độc giả Á Đông. Nếu trong thơ Đỗ Phủ dòng sông nức nở, vầng trăng thổn thức và chim muông, cỏ cây câm lặng, úa vàng thì trong thơ Lí Bạch có dòng sông hát ca, chim muông ríu rít, vầng trăng duyên dáng. Những bài thơ của ông đều được coi là tuyệt tác thi ca xưa, liệt vào hàng thi ca kinh điển, được người đời sau mô phỏng học tập. Một trong những điều đặc biệt là trong thơ Lí Bạch thường có hình ảnh trăng như một nhân vật không thể thiếu. Với chủ đề quen thuộc “vọng nguyệt hoài hương”, bài thơ “Tĩnh dạ tứ” vẫn có được những nét riêng biệt và độc đáo.

Hai câu thơ mở đầu là cảnh đêm trăng trong một đêm không ngủ:

  • “Sàng tiền minh nguyệt quang,
  • Nghi thị địa thượng sương.”
  • (Đầu tường trăng sáng rọi,
  • Ngỡ mặt đất phủ sương.)

Chỉ một từ “sáng” đã gợi ra không gian yên tĩnh tuyệt đối. Đêm đã khuya, ánh trăng lên cao, chiếu vào nơi đầu giường mới khiến tác giả giật mình tỉnh dậy, cứ ngỡ ánh trăng bàng bạc ấy là sương đang la đà trên mặt đất. Từ “nghi” (ngỡ) đã thể hiện cái giật mình đến ngỡ ngàng của thi nhân. Trăng đã lên và sà vào đầu giường từ lúc nào, đã len lỏi khắp không gian với thứ ánh sáng bàng bạc giăng mắc. Nhưng có vẻ thi nhân còn đang ưu tư trong mối quan tâm nào khác mà không nhận ra vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên. Để rồi, khi ánh sáng nơi đầu giường chiếu đến mới bất giác giật mình chợt tỉnh. Câu thơ có cái thảng thốt, ngỡ ngàng. Chữ “sương”, tự nó đã mang đến hơi lạnh cho đêm trăng hay còn là cái lạnh lẽo của lòng người lan sang cảnh vật? Hai câu thơ đầu tả cảnh hay còn ẩn chứ tình?

Hai câu thơ sau xuất hiện là miếng ghép còn thiếu để tạo nên một bài thơ tuyệt cú:

  • “Cử đầu vọng minh nguyệt,
  • Đê đầu tư cố hương.”
  • (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
  • Cúi đầu nhớ cố hương)

“Cử đầu”- ngẩng đầu, tư thế đầy chủ động của nhà thơ cho thấy thi nhân không hề thờ ơ với ánh trăng. Trăng với ông vốn đã là tri kỉ. Ngay từ thuở nhỏ, ông thường lên núi Nga Mi ngắm trăng. Đêm nay, trong khoảng không gian yên tĩnh này, trăng xuất hiện lại có sức lay động mạnh mẽ tận nơi sâu thắm trái tim nhà thơ. Đêm vốn là khoảng thời gian để con người trải lòng, là khi nỗi nhớ thương được bộc lộ và thể hiện da diết nhất. Trong tâm trạng hoài hương của một kẻ li hương, ánh trăng nơi đầu giường đã đánh thức một vùng kí ức về thời ấu thơ, về những hoài niệm. Như thế, cái “cử đầu” không gợi cho ta cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng của người ngắm trăng mà là cái ngẩng đầu chất chứa đầy tâm trạng. Còn “đê đầu”- cúi đầu là cáo cúi đầu trầm lắng của thi nhân, ẩn sau đó là những đợt sóng lòng đang dâng lên cuồn cuộn- nỗi nhớ cố hương. Cái cúi đầu đầy ghìm nén, giấu cảm xúc vào bên trong để con người không yếu đuối, nhỏ bé. Cái hay của Lí Bạch chính là cách gọi “cố hương”. “Cố nhân”, “cố hương”, dẫu đã là quá khứ nhưng dung chứa bao tình cảm, cảm xúc mà mỗi khi gợi về là cả thái độ trân trọng, nhớ thương. Cái đã “cố” mà vẫn hiện diện nơi thực tại này. Hai câu thơ là hai tư thế đối lập, là bên ngoài và bên trong nhưng đều chung một đích đến, một nỗi hoài vọng về quê hương, một nỗi nhớ da diết.

Nếu “Vọng Lư sơn bộc bố” cho ta thấy những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, mới lạ với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của một tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên thì ở đây, bài thơ chẳng có phép phóng đại tạo hình, chẳng có kết hợp gì mới lạ. Những con chữ bình dị, mộc mạc mà lại thành “tuyệt cú”. Bởi ở đó là tình cảm chân thành của một tấm lòng xa quê luôn hướng về cố hương. Không quan trọng con người ta ở đâu, chỉ cần mỗi nơi xa lạ đều có hình bóng quê hương in dấu trong lòng. Đó chính là “ý tại ngôn ngoại”, nhà thơ không nói nhiều mà gợi thật nhiều.

Qua bốn câu thơ, ta hiểu hơn về tình yêu quê hương- nơi sinh ra và gắn bó với mỗi người. Đó không chỉ là của một người, một lãnh thổ mà ở mọi người, mọi nơi trong cuộc sống.

Thảo luận

Lời giải 2 :

 * BN THAM KHẢO NHÉ*

 Có người cho rằng trong bài thơ này hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tình. Nghĩ như vậy là do theo quán tính xúc cảnh sinh tình: vọng nguyệt hoài hương (ngắm trăng nhớ quê) quen thuộc xưa nay. Thật ra, đọc kĩ hai câu đầu ta thấy không hoàn toàn đơn thuần chỉ có cảnh:

“Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương.”

(Ánh trăng sáng đầu giường

Ngỡ là sương mặt đất.)

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương.

      Chữ sàng (giường) gợi cho người dọc nghĩ rằng nhà thơ đang nằm trên giường mà trằn trọc không ngủ được hoặc đã ngủ rồi tỉnh giấc không ngủ lại được. Trong tình huống ấy, chữ "nghi” (ngỡ là) sử dụng thật chính xác, hợp tự nhiên. Chữ sương gợi màu trắng và cảm giác lạnh. Hai câu thơ trên không những chỉ có ánh trăng mà chứa chan ý vị trữ tình của sự vật trong cảnh.

Hai câu thơ sau:

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương.

(Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng

Cúi đầu nhớ quê hương.)

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương.

+ Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương.

+ Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ra trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn.

+ Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn.

   Tuy nhiên với bài thơ này, nói tức cảnh sinh tình không đủ. Tình ở đây là nhân mà cũng là quả. Vì sao? Vì nhớ quê, trằn trọc thao thức không ngủ được nhìn trăng. Nhìn trăng lại càng nhớ quê nhiều hơn.




Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247