- Thời Tống:
+ Trung Quốc được thống nhất lại nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước nữa.
+ Để ổn định đời sống nhân dân, các vua nhà Tống đã thi hành nhiều chính sách nhằm xoá bỏ (hoặc miễn giảm) các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của thời trước, mở mang các công trình thuỷ lợi ở miền Giang Nam, khuyến khích phát triển một số ngành thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí, ...
+ Có nhiều phát minh quan trọng như la bàn, thuốc súng, nghề in, ...
- Thời Nguyên:
+ Cuối Tống, Trung Quốc suy yếu, vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt xâm chiếm, thành lập nhà Nguyên.
+ Các vua chúa người Mông cổ thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc: người Mông cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền; còn người Hán thì ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ như cấm mang vũ khí, cấm luyện tập võ nghệ, thậm chí cấm không được ra đường và họp chợ ban đêm ...
+Vì vậy, nhân dân Trung Quốc đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách thống trị của nhà Nguyên.
a. Thời Tống:
- Nhà Tống miễn giảm các thứ thuế.
- Mở mang các công trình thủy lợi.
- Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp và có nhiều phát minh.
b. Thời Nguyên:
- Nhà Tống không còn mạnh → Nhà Nguyên thành lập.
- Nhà Nguyên phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ và người Hán → khởi nghĩa nông dân xảy ra.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247