Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 Styles 1 1 2 I3. 1 4.15 6.I:7 1· 8.19...

Styles 1 1 2 I3. 1 4.15 6.I:7 1· 8.19 10 I 11: 12 :1 13 I14 115 1 17. 18 16 CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1 Em hãy phân tích nguyên nhân thắng loi của cuộc khởi nghĩa

Câu hỏi :

Giúp em với ak! Mai em thi r:(

image

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

    + Tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc

    + Huy động được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân tham gia vào cuộc khởi nghĩa

    + Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo 

    + Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi

- Là học sinh, em sẽ:

    + Chăm chỉ học tập và rèn luyện 

    + Luôn tự hào về dân tộc, đất nước 

    + Tuyên truyền giữ gìn truyền thống dân tộc

Câu 2:

Các cuộc khởi nghĩa lớn như:

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng năm 1737

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật từ năm 1738 đến năm 1770

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương năm 1740 đến năm 1751

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu năm 1741 - 1751

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất năm 1739 - 1769

Câu 3: 

Kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ nhanh chóng được phục hồi và phát triển, vì:

Nhà nước có các biện pháp như:

- Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, còn 10 vạn chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất

- Kêu gọi người dân phiêu tán về làm ruộng

- Đặt các chức quan chăm lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ

- Thực hiện phép quân điền

- Chú trọng việc khai hoang

- Cấm giết trâu bò điều động dân phu cày cấy mùa gặt

Câu 4: (là câu 3 thứ hai nha)

Chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ cho đến ngày nay, vì:

Chữ cái La-tinh khoa học, tiện lợi, dễ sử dụng, dễ phổ biến

Câu 5: (Là câu 4)

Tình hình kinh tế thế kỉ XVI - XVIII:

Nông nghiệp:

*Đàng Ngoài: 

- Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp

- Đặt phủ Gia Định, lập làng, xóm mới

-> Đời sống nhân dân ổn định, hình thành một tầng lớp địa chủ lớn

*Đàng trong:

- Thời Mạc Đăng Danh kinh tế phát triển, nhân dân no đủ

- Ruộng đất công làng, xã bị cường hào cầm bán, bị bỏ hoang mất mùa, đói kém sảy ra dồn dập

-> Nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, đời sống nhân dân đói khổ

Thủ công nghiệp:

- Xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công mới (dệt vải lụa, gốm rèn sắt, đúc đồng,...)

-> Chế tạo ra nhiều sản phẩm thủ công độc đáo, tinh xảo, trình độ kĩ thuật cao

Thương nghiệp:

- Nội thương: Việc buôn bán được mở rộng, xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị

- Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, về sau bị chính quyền Trịnh - Nguyễn hạn chế.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:

*Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

*Là học sinh em cần:

- Cần có lòng tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

- Cố gắng học tập giỏi để mai sau có thể phát triển đất nước.

Câu 2:

Các cuộc khởi nghĩa nông dân :

- Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

- Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

Câu 3:

Nông nghiệp Lê Sơ nhanh chóng được phục hồi vì:

+ Cho binh lính về quê tham gia sản xuất.

+ Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.

+ Đặt một số chức quan cguyeen trách về nông nghiệp như: Hà đê sứ, đồn điền sứ, khuyến nông sứ và thực hiện phép quân điền.

+ Cấm giết hại trâu bò nhằm bảo vệ nền nông nghiệp. Đắp đê, ngăn lũ,...

Câu 4:

*Tình hình kinh tế:

+ Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

+ Đàng Trong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ…

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247