Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Cảm nhận của anh chị về đoạn văn:" an nhỏm...

Cảm nhận của anh chị về đoạn văn:" an nhỏm dậy..... Mênh mang và yên lặng câu hỏi 115372 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cảm nhận của anh chị về đoạn văn:" an nhỏm dậy..... Mênh mang và yên lặng

Lời giải 1 :

** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

* Dàn ý

A. Mở bài

 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

 - Khái quát nội dung

 - Giới thiệu về đoạn trích

B. Thân bài

- Đoạn văn trên nằm ở phần cuối của cảnh đợi tàu.

- Dòng tâm trạng của Liên

 + “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua.

 + Đoàn tàu đã đi khuất, hiện thực trước mắt không còn nữa dù hiện thực đó chỉ có giá trị như một ước mơ.

 + “con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua” thế giới của đô thành sôi động, sầm uất,  vang dội đủ thứ âm thanh của cuộc sống . 

 + Cuối cùng thì dòng mơ tưởng ấy lại quay về với hiện thực mà Liên đang sống, quay về với “vầng sáng ngọn đèn của chị Tí” và “ánh lửa của bác Siêu”. 

-  Dòng tâm trạng của Liên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Dù con tàu chỉ mang “một chút thế giới khác đi qua”, nhưng “một chút” ấy cũng đủ để an ủi và thỏa mãn sự chờ đợi, khát khao của Liên và An mỗi tối.

C. Kết bài

  - Đánh giá chung

  - Nêu cảm nghĩ

** Bài viết tham khảo

Thạch Lam (1910 – 1942) là cây bút viết truyện ngắn tài hoa xuất sắc của dòng văn học sôi động đa giọng điệu những năm 1930 -1945. Truyện Thạch Lam mang một phong cách riêng: trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc. “Hai đứa trẻ” rút từ tập “Nắng trong vườn” (1938) là một trong những truyện ngắn hay, tiêu biểu cho khuynh hướng tư tưởng và bút pháp Thạch Lam. Đọc “Hai đứa trẻ”, người đọc không thể quên cảnh chị em Liên và An đêm nào cũng cố thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về dù con tàu chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc rồi vụt biến vào đêm tối.

Ngày nào cũng là con tàu ấy đi qua, nhưng sự háo hức và mới lạ ở chị em Liên không hề thay đổi. Khi tàu chưa tới, Liên đã đánh thức em dậy, hai chị em cầm tay nhau lặng người ngắm đoàn tàu vụt qua, với các toa đèn sáng trưng, rầm rộ lao đi rồi khuất nhanh vào vào bóng tối. Khi cái chấm nhỏ trên toa xe cuối cùng đã “xa xa mãi sau rặng tre”, hai đứa trẻ vẫn còn nhìn theo mãi. Để rồi “Liên lặng theo mơ tưởng…”

“Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một chữ “lặng” mà nói được bao điều buồn vui lẫn lộn của cô gái, diễn tả đúng tâm trạng của con người vừa được một cái gì lại mất đi ngay cái đó. Đoàn tàu đã đi khuất, hiện thực trước mắt không còn nữa dù hiện thực đó chỉ có giá trị như một ước mơ. Liên chỉ còn biết mơ tưởng về một “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Đó là Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, Hà Nội của những kỉ niệm mà bấy lâu nay Liên khao khát muốn được sống lại dù chỉ trong khoảnh khắc. “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua” thế giới của đô thành sôi động, sầm uất, vang dội đủ thứ âm thanh của cuộc sống . Thế giới đó Liên chỉ có thể tìm thấy trong “mơ tưởng” của mình. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng:  Nhưng cả “Hà Nội xa xăm”, cả “con tàu đi qua phố huyện” - tất cả đều chỉ là ước mơ của cô bé tội nghiệp. Cuối cùng thì dòng mơ tưởng ấy lại quay về với hiện thực mà Liên đang sống, quay về với “vầng sáng ngọn đèn của chị Tí” và “ánh lửa của bác Siêu”. Khác hẳn với ánh sáng nơi kinh thành, đây chỉ là vầng sáng leo lét của ngọn đèn con trên chõng hàng chị Tí và ánh lửa yếu ớt trong bếp lửa bác Siêu chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, còn xung quanh thì bóng tối vẫn bao phủ kín mít. Cái vầng sáng và ánh lửa của những con người nhỏ bé tội nghiệp sống lầm lũi nơi phố huyện không đẩy lùi được bóng tối đang bủa vây và đè nặng lên cuộc đời của họ. Và đó cũng là cuộc sống hiện tại của hai chị em Liên, một cuộc sông đơn điệu đến nhàm chán, ngưng đọng như không thể phát triển được. Trong dòng tâm trạng của Liên đã có sự đối lập giữa hai thế giới, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa hiện thực và ước mơ.

Dòng tâm trạng của Liên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Dù con tàu chỉ mang “một chút thế giới khác đi qua”, nhưng “một chút” ấy cũng đủ để an ủi và thỏa mãn sự chờ đợi, khát khao của Liên và An mỗi tối. “Một chút” Hà Nội xa xăm ấy đủ để thắp sáng những mơ tưởng trong Liên. Chừng nào con người còn ước mơ đổi thay cuộc sống thì chừng đó cuộc sống còn đẹp và con người còn đáng được trân trọng. Không phải kí ức rực rỡ về Hà Nội mà chính hiện thực tối tăm mới là điểm kết cho dòng suy nghĩ của Liên khi đoàn tàu đã đi qua. Cuộc sống của những kiếp người nhỏ bé tội nghiệp trong xã hội cũ chưa dễ gì đổi thay ở thời điểm bấy giờ.

Tác phẩm “Hai đứa trẻ”, bắt đầu bằng cái “lặng” người mơ tưởng của nhân vật, và kết thúc bằng khoảng “lặng” của không gian cảnh vật xung quanh. Đoạn văn ngắn gọn nhưng đã bộc lộ được giá trị tư tưởng và đặc điểm văn phong Thạch Lam.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247