Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 phân tích chuyện chức phán sự đền tản viên đoạn...

phân tích chuyện chức phán sự đền tản viên đoạn 1 câu hỏi 872257 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

phân tích chuyện chức phán sự đền tản viên đoạn 1

Lời giải 1 :

Chuyện chức phán sự ở đền Tàn Viên là 1 trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẽ sĩ, đồng thơi phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng kháng, trung trực.

Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chúc phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của ngô Từ Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành độn đó chính là ngòi nổ cho 1 cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau. Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện trong khoảng thời gian ông đã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ ‎ muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.

Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Mặt khác, bản lĩnh của chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời chỉ dẫn của thổ thần nước Việt. Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng.

Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chững không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có ‎ nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuấ, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.

Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.

Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút,tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Chức Phán sự đền Tản Viên Dàn ý tham khảo nhé Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Khái quát về vi trí của giá tri hiên thưc của tác phẩm: Giá tri hiên thưc cùng với cảm hứng ngoi ca là những nội dung đặc sắc làm nên thành công cho tác phâm "Chuyện chức phán sự đền Tần Viên" II. Thân bài 1. Hiện thực xã hội đương thời - Truyền ki mạn lục viết vào thế ki XVI, thời kì khùng hoảng của xã hội phong kiến, nhà Lê suy tàn quyền lực roi vào tay nhà Mạc, nội chiến xảy ra liên miên, triếều đình mục nát, đời sống xã hội vô cùng rổi ren. - Tàn dư của chiến tranh xâm lược vẫn còn trên đất nước ta: Hồn ma tên tướng giặc tác oai tác quái, làm hại dân lành. 2. Hiện thực về chốn quan trường. - Phàn ánh hiện thực những người có tài năng, nhân cách phải chọn cuộc sống lánh đục về trong: + Loi đối thoại giữa Ngô Từ Vẫn và thổ công: "Sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên thượng để lại khinh khi bò chức vị, làm một người áo vài về quê" + Thực tế, trong thế ki XVI, có rất nhiều những người tài năng đã từ quan về ở ẩn như Nguyễn Dü, Nguyễn Binh Khiêm,.. - Phê phán hiện thực những kè có chức có quyền cấu kết với nhau thành những thế lực hắc ám, làm hại người tài, dân lành. + Lài của Diêm Vương "Lű các ngưới chia tòa chia so, giữ chức sự...dối trá càn bậy...buôn quan bán ngục" + Löi của thổ công "Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. - Tô cáo hiện tượng tham những, ăn ca đút lớt, bao che cho những kè làm càn của một bộ phận quan lại. + Lði của viên thố công: "Những miểu đển gần quanh vì tham của đút đều bênh vực cho hắn cà" 3. Hiện thực đời sống nhân dân. + Sự phán xét của Diêm Vương cho thây niêm tỉn của nhân dân v một thế giới khác sau khi con người mất sẽ được thưởng, phạt ở đó. + Niểm tin tâm linh vào thể giới thần phật của con người: Thố công, phán sự đển Tản Viên,.. - Phàn ánh quan niệm ở hiền gặp lành, ác già ác báo. + Từ Văn düng cảm chiến đấu vì lễ phải, vì công lí diệt trừ cái ác cuối cùng đã được minh oan và phong làm chức phán sự đến Tản Viên. + Hồn ma tên bách hộ họ Thôi tham lam, độc ác, xào trá cuối cùng đã bị trừng phạt. 4. Hiện thực về thái độ con người trước cái xấu cái ác. - Sự hèn nhát không dám đứng lên đầu tranh bào vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân. + Th công là người trực tiếp bị hại, bị hôn ma tên tướng giặc hãm hại, đánh đuổi phải bỏ đi, không dám đẩu tranh đòi lại công lí. + Người dân bao năm bị hôn ma tên bách hộ họ Thôi quây rỗi làm càn nhưng vẫn im lặng phục tùng, không dám tìm cách tiêu diệt. - Sự dũng càm, khàng khái, quyết liệt đấu tranh đến cùng bào vệ công lí, bào vệ lẽ phài của trí thức nước Việt. + Hành động đốt đển tà của Ngô Từ Văn là hành động có chủ đích, düng càm, quyết tâm tiêu diệt cái ác, cái xầu trừ hại cho dân. + Thái độ ung dung, không sợ hãi trước những lời hăm dọa của hồn ma tên tướng giặc cho thấy khí phách của một anh hùng + Sự bình tinh, düng càm, kiên cường trong cuộc chiến dưới Minh ti cho thấy sự quyết liệt chiến đẩu đến cùng bào vệ lễ phải của Tử Văn. II. Kết bài - Khái quát những giá trị hiện thực đưỢc thể hiện trong bài - Trình bày suy nghĩ bàn thân về những vấn đề hiện thực ấy: Đó là những vấn để bức thiết, được phàn ánh một cách sâu sắc, có những vấn đề người đọc có thể trực tiếp nhìn ra, có vân đ cân suy nghiệnm.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247