Châu Âu nằm ở môi trường Ôn Hòa. Có kiểu khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu núi cao, khí hậu địa trung hải.
*Môi trường ôn đới hải dương:
- Ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,....
- Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Trên 0°C.
- Mưa quanh năm. Lượng mưa tương đối lớn, khoảng 800 - 1000 mm/năm.
- Nhiều sương mù, đặc biệt là mùa thu - đông.
- Sông ngòi quanh năm, không đóng băng.
- Có rừng sồi, dẻ.
*Môi trường ôn đới lục địa:
- Khu vực Đông Âu.
- Mùa đông kéo dài, tuyết bao phủ.
- Phía nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm.
- Trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.
- Sông nhiều trong mùa xuân - hạ, có thời kì đóng băng và mùa đông.
- Có rừng và thảo nguyên. Thực vật thay đổi hướng bắc - nam.
- Gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá lạnh. Phía nam có rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Ven biển Ca-xpi là nửa hoang mạc.
*Môi trường địa trung hải.
- Các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải.
- Mùa thu - đông, thời tiết không lạnh lắm và có mưa. Mùa hạ nóng, khô.
- Sông ngòi ngắn và dốc. Mùa thu - đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.
- Rừng thưa, bao gồng loại cây lá cứng và xanh quanh năm.
*Môi trường núi cao:
- Dãy An-pơ.
- Thực vật thay đổi theo độ cao.
- Cao 800 - 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển.
- Trên 1800m là địa bàn của các loài cây lá kim.
- Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao.
- Trên 3000m có băng tuyết vĩnh cửu và băng hà bao phủ.
⇄ω
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247