Trang chủ Địa Lý Lớp 7 nêu đặc điểm tự nhiên Châu âu đầy đủ ít...

nêu đặc điểm tự nhiên Châu âu đầy đủ ít nhất 1 trang (cô mik bảo) câu hỏi 883720 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

nêu đặc điểm tự nhiên Châu âu đầy đủ ít nhất 1 trang (cô mik bảo)

Lời giải 1 :

mik tb trong hình

#notcopy

image
image

Thảo luận

Lời giải 2 :

I - Vị trí, địa hình:

a) Vị trí:

- Thuộc lục địa Á - Âu.

- Nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B, ba mặt giáp các biển và đại dương lớn: Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

- Diện tích 10 triệu km², đứng thứ 3 trên thế giới.

b) Địa hình:

- Bờ biển dài 43.000 km, bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền.

- Dãy U-ran là ranh giới tự nhiên ở phía đông, ngăn cách châu Á và châu Âu.

- Ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ:

- Đồng bằng kéo dài từ tây - đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục.

- Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm, với những ngọn đỉnh tròn, thấp.

- Núi trẻ nằm ở phía nam, đỉnh cao và nhọn.

II - Khí hậu, sông ngoài, thực vật:

a) Khí hậu:

- Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.

b) Sông ngòi:

- Lượng nước dồi dào.

- Đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng một thời gian trong mùa đông.

- Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga. Nhiều sông được nối bởi kên đào.

c) Thực vật:

- Thay đổi theo chiều tây - đông, bắc - nam, nhiệt độ - lượng mưa.

- Ven biển Tây Âu có rừng lá rộng.

- Sâu trong lục địa có rừng lá kim.

- Ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.

III - Các kiểu môi trường tự nhiên:

a) Môi trường ôn đới hải dương:

- Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,.... có khí hậu ôn đới hải dương.

- Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0°C.

- Mưa quanh năm. Lượng mưa tương đối lớn, khoảng 800 - 1000 mm/năm.

- Nhiều sương mù, đặc biệt là mùa thu - đông.

- Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu của các nước này ấm và ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.

- Sông ngòi nhiều nước quanh năm, không đóng băng.

- Có rừng sồi, dẻ. Nay chỉ còn lại trên các sườn núi.

b) Môi trường ôn đới lục địa:

- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đớ lục địa.

- Phía bắc Đông Âu có mùa đông kéo dài, tuyết bao phủ.

- Về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm.

- Sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

- Sông nhiều trong mùa xuân - hạ, có thời kì đóng băng vào mùa đông. Sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.

- Có rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi hướng bắc - nam. 

- Gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Phía nam có rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Ven biển Ca-xpi là nửa hoang mạc.

c) Môi trường địa trung hải.

- Các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

- Mùa thu - đông, thời tiết không lạnh lắm và có mưa. Mùa hạ nóng, khô.

- Sông ngòi ngắn và dốc. Mùa thu - đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.

- Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa, bao gồng loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

d) Môi trường núi cao:

- Dãy An-pơ nhận được nhiều mưa ở các sườn Tây.

- Thảm thực vật thay đổi theo độ cao.

- Cao 800 - 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển.

- Trên 1800m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim (thông, tùng...).

- Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao.

- Trên 3000m có băng tuyết vĩnh cửu và băng hà bao phủ.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247