*Dàn ý
I, MB: Nhà văn A-Tsê-Khốp từng nói : “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ”. Điều này phù hợp với Nam Cao bởi ông là người lao động nghệ thuật rất nghiêm túc luôn tìm tòi sáng tạo cho mình một hướng đi riêng, với sở trường diễn tả, phân tích tâm lý con người, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật điển hình Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa nhân vật, đặc biệt là qua đoạn trích "Nhưng bây giờ hắn tỉnh.... Chao ôi là buồn".
1, Giới thiệu chung
a, Hoàn cảnh sáng tác
- Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc đó ông đã viết thành truyện năm 1941.
b,Nhan đề : Khi mới ra đời tác phẩm có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau đó Lê Văn Trương đã đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. Khi in vào tập “Luống Cày”, Nam Cao đã đổi tên thành Chí Phèo.
- Nội dung đoạn trích: Đó là những suy nghĩ của Chí Phèo khi lần đầy tuên tỉnh rượu, suy nghĩ về cuộc sống.
2 Phân tích
* Bất ngờ gặp Thị Nở ... Thế rồi nửa đêm, Chí Phèo đau bụng nôn mửa, Thị Nở dìu hắn vào trong lều Trận ốm: góp phần thay đổi hắn về sinh lý và tâm lý:
- bâng khuâng và mơ hồ buồn.
- Nghe những âm thanh của cuộc sống xung quanh “ Tiếng chim hót... tiếng cười nói... anh thuyền chài gõ mái.. ”. Đó là những âm thanh hàng ngày vẫn có nhưng đây là lần đầu Chí cảm nhận được. à Âm thanh của tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống.
- Nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhớ lại những ước mơ giản dị. Ý thức về hiện tại buồn vì mình đã ở nửa dốc bên kia của cuộc đời. Nghĩ về tương lai, sợ sự cô độc. à Lần đầu tiên trở lại làm người, suy nghĩ như người nông dân lương thiện và cũng là lúc nhận ra cái tình trạng bi đát của mình.
=>Thông qua hình tượng Chí Phèo, tác giả tố cáo xã hội bất nhân với những định kiến tồi tệ đã đẩy con người vào đường cùng của tội lỗi. Sự lưu manh hóa của Chí là sản phẩm của chính những thứ con người tạo ra: chế độ nhà tù thực dân, hệ thống cường hài dịch lí, định kiến xã hội còn tồi tệ hơn tội ác. Nam Cao tỉnh táo vạch ra những con người như Chí Phèo là một hiện tượng nguy hiểm. Những người nông dân bị dồn nén buộc phải bán cả diện mạo linh hồn, trở thành lực lượng phá làng phá xóm dễ dàng bị bọn thống trị lợi dụng. Nếu như, Nam Cao chỉ dừng lại ở chỗ miêu tả quá trình tha hóa của Chí thì ông không phải nhà văn có những phát hiện mới lạ về người nông dân. Nhà văn đã khám phá hình tượng này ở chiều sâu mới lạ: Đó chính là sự thức tỉnh tâm hồn qua cuộc gặp gỡ giữa CHÍ PHÈO – THỊ NỞ.
3, Tổng kết
- nd, nt
III, KB: Khẳng định lại vấn đề
* bn tham khảo nhé* ^ - ^
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung của đoạn trích nêu trong đề bài.
2. Thân bài
- Nêu vị trí của đoạn trích: nằm ở phần giữa của tác phẩm Chí phèo, diễn tả một phần tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo trong buổi sáng sau đêm gặp thị Nở, ăn nằm với thị, đau bụng và nôn mửa.
- Tâm trạng của Chí:
+ Được diễn tả trực tiếp qua các từ ngữ chỉ cảm giác. Ngôn ngữ kết hợp lời kể của tác giả và độc thoại nội tâm của nhân vật; đan xen giữa những câu kể, tả là những câu hỏi và câu cảm thán.
+ Biểu hiện: Đoạn trích diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của Chí Phèo sau khi tính rượu:
• Đầu tiên là tâm trạng "bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài". Đó là sự luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn một cái gì đó không rõ ràng.
• Tiếp theo là cảm giác: "miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc". Đó là những cảm giác thực của một người đang ở vào một trận ốm, mệt mỏi rã rời nhưng lại cô đơn.
• Rồi "Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí". Chí hiểu chính rượu đã khiến hắn ra nông nỗi này, để rồi hắn "sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm".
• Sau đó, Chí nhận thấy: "Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!". Đó là những âm thanh rất bình thường của cuộc sống nhưng giờ đây là mới mẻ đối với Chí. Những âm thanh ấy đã nhắc Chí nhớ lại những ước mơ bình dị mà giờ đây đã trở nên rất đỗi xa xôi - ước mơ về một cuộc sống lao động bình thường và được sống dưới một mái nhà yên ấm, giản dị. Cái quá khứ trong mơ ấy giờ đây đối lập gay gắt với hiện thực mà Chí đang sống.
Những cảm giác này cho thấy Chí thực sự đã tỉnh táo về tâm lí cho dù người còn đang rất mệt. Khi triền miên trong những cơn say, Chí không hề cảm nhận thấy những cảm giác đó của mình cũng như những âm thanh vui vẻ của cuộc sống. Thường trực trong Chí luôn là cảm giác uất hận, muốn gây sự, muốn chém giết; âm thanh mà Chí nghe thấy chính là giọng nói của mình, là tiếng chửi mỗi khi Chí say và hoạ chãng là tiếng của những con chó cắn xao lên trong xóm mỗi khi nghe thấy những tiếng chửi ấy.
3. Kết bài
Miêu tả những cảm giác, tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo sau cơn say dài để từ đó nhận ra tình trạng bi đát của mình và khát khao trở lại làm người lương thiện, Nam Cao đã thể hiện sự sâu sắc và tinh tế trong cảm nhận và miêu tả tâm trạng con người.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247