Sau chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918), ở Việt Nam xuất hiện một giai cấp mới, đó là giai cấp Tư sản. Chủ nghĩa tư bản đồng thời xâm nhập và thống trị đất nước ta, gây nên một cuộc xáo trộn lớn chưa hề thấy trong mấy nghìn năm lịch sử Việt Nam. Những giá trị tư tưởng vững bền từ cuối thế kỷ XIX đã trở thành đối tượng mỉa mai cay đắng trong thơ Tú Xương. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đi đôi với chính sách đẩy mạnh khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, làn gió mới Tây Âu cũng tràn vào Việt Nam. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị có điều kiện hình thành sớm hơn sau đợt khai thác kinh tế lần thứ I của thực dân Pháp.
Giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản lớp trên (trí thức, viên chức cao cấp đã có một lối sinh hoạt văn minh ở thành thị. Người ta ở nhà lầu đi ô tô, dùng quạt điện, đi hòa nhạc. Sinh hoạt của tư sản và tiểu tư sản thành thị cũng thể hiện ngay cả trong cách ăn mặc của thanh niên nam nữ, các cô gái chàng trai, mỗi năm một mốt. Những đổi thay về sinh hoạt dần tới sự thay đổi về ý nghĩ và cảm xúc. Những thay đổi đó cũng do sự tiếp xúc với văn học Pháp đặc biệt là văn hóa lãng mạn Pháp.
Chính những đổi mới trong sinh hoạt tư tưởng và sự tiếp xúc với văn học lãng mạn Pháp đã dần dần đem đến cho thanh niên tiểu tư sản thành thị những năm 30 của thế kỷ này những tình cảm mới, những rung động mới. Họ yêu đương mơ mộng, vui buồn khác các nhà thơ xưa. Trong buổi diễn thuyết ở nhà hội Quy Nhơn tháng 6-1934, Lưu Trọng Lư đã nói :Các cụ ta ưa những màu đỏ chót, ta lại ưa màu xanh nhạt,đứng trước một cô gái xinh đẹp các cụ xem như là một việc làm tội lỗi, còn đối với ta như đứng trước một cánh đồng xanh mát mẻ…
Chính vì sự khác nhau sâu xa đó giữa hai thế hệ mà những câu thơ ngâm hoa vịnh nguyệt sáo mòn và cũ rích trên Nam Phong , Văn học tạp chí, Tiếng dân không còn hợp với tình cảm mới của họ. Phong trào Thơ mới lãng mạn ra đời năm 1932 chính là để đáp ứng nhu cầu tình cảm của một tầng lớp thanh niên mới.
Một phong trào văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của xã hội. Nó là tiếng nói của một tầng lớp người, của một giai cấp vừa mới ra đời, đang lớn lên hoặc già cỗi trong xã hội. Thơ cũ trong Nam Phong, Văn học tạp chí là tiếng nói của một tầng lớp phong kiến đã thất bại và đầu hàng đế quốc. Văn học lãng mạn 1932 trở đi là tiếng nói của tư sản và tiểu tư sản thành thị. Thơ mớichủ yếu là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị là nguyên nhân chính cho phong trào Thơ mới ra đời.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247