* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.
=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
* Về văn hóa, giáo dục:
- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.
* Chính sách ngoại giao:
- Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
- Phía Nam: Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn; Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16/9/1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.
* Về quân đội:
- Về quân sự, nhà Tây Sơn rất trọng quân sự, quyết tâm xây dựng lực lượng quân đội hùng hậu để bảo vệ đất nước. Vì vậy nhà nước quản lý dân đinh rất chặt chẽ, cứ ba suất đinh lấy một suất lính. Để tiện việc kiểm soát, mỗi dân đinh đều được phát một thẻ “Thiên hạ đại tín”, ghi rõ tên họ, quê quán và điểm chỉ của người mang thẻ.
* Về chính trị:
- Về hành chính, vua Quang Trung đã xây dựng một hệ thống hành chính và quan chế mới, tuy không có văn bản nào đề cập chi tiết đến hệ thống hành chính và quan chế này nhưng qua một số tư liệu, hiện vật còn tồn tại ở các làng xã, tư gia ở Thừa Thiên Huế có thể ghi nhận một số chức danh của quan lại dưới triều Tây Sơn như: Hàn lâm thự đãi chế An Dương bá, Bí thư thự chánh tự Hào Dục bá, Tham đốc, Đô úy, Đô ty, Hộ quân sứ, Chỉ huy, Trung úy, Đại đô đốc, Hùng úy...
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247