Ý nghĩa Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
Với lịch sử Việt Nam, Chiếu dời đô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc. Riêng với thủ đô Hà Nội, Chiếu dời đô còn có ý nghĩa thiêng liêng đánh dấu bước phát triển của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Chiếu dời đô hay Thiên đô Chiếu là văn bản do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa Xuân năm 1010 để chuyển kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) thành Đại La (Hà Nội) ngày nay.
Nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long, NXB Giáo dục đã xuất bản Chiếu dời đô dưới dạng sách bao gồm 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Anh và chữ Hán theo nguyên bản của Chiếu dời đô.
Chiếu dời đô gắn liền với công lao của Lý Công Uẩn. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Ông sinh ngày 12/2 năm Giáp Tuất (tức 8/3/974); mất ngày 3/3 năm Mậu Thìn (tức 31/3/1028), thọ 55 tuổi. Mẹ ông họ Phạm, từ năm ba tuổi, ông đã làm con nuôi của sư Lý Khánh Văn. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, ông được quần thần tôn lên làm vua, đổi niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, nhân đó để lại áng văn Thiên Ðô Chiếu. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, và rất hâm mộ Phật giáo.
Lý Công Uẩn viết bản Chiều dời đô để tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (là nơi ẩm thấp, chật hẹp) ra thành Đại La. Tương truyền, khi thuyền vua đến dưới thành thì có điềm tốt: Con rồng vàng bay lên, vua nhân đó đổi tên thành Thăng Long.
Với nhiều nhà nghiên cứu, Chiếu dời đô được coi là một mẫu mực về việc trù liệu cho sự phát triển vững bền kinh đô Thăng Long - Đại Việt. Toàn bộ bản dịch chữ Quốc ngữ của Chiếu dời đô như sau:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
còn ý nghĩa của bài hịch tướng sĩ là yêu cầu các tướng sĩ ra sức luyện tập võ nghệ, nghiêm túc học tập sách Binh thư yếu lược của chính Trần Quốc Tuấn soạn ra. Sử sách đã ghi nhận bài hịch của Trần Hưng Đạo đã có sức cổ vũ, khích lệ rất lớn với toàn quân, rất nhiều tướng sĩ đã thích vào cánh tay hai chữ “sát thát” để bày tỏ quyết tâm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù.
Tấm lòng yêu nước của các tác giả được thể hiện qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn” rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song đều tựu chung ở mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Tấm lòng đó chẳng những được thể hiện một cách cảm động qua hai văn bản mà còn được hai nhà lãnh đạo kì tài chứng minh bằng những đóng góp thực tiễn cho lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247