-Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ mấy nhà nước và tổ chức xã hội
-Việc làm thể hiện quyền này của công dân là:
+ Tự tiếp: Tự mình tham gia vào các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội
+ Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước, theo đó nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lí nhà nước và xã hội. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân Việt Nam được Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 53. Quyền này quy định khả năng của công dân tham gia vào các hoạt động của Nhà nước, của xã hội, thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân về chính trị. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được công dân thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm hoạt động của công dân tham gia quản lí, tổ chức và xây dựng chính quyền nhà nước, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Công dân còn tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của các tổ chức xã hội, đoàn thể như thông qua mặt trận, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ...
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247