1, Trích từ "Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức" của tác giả Nguyễn An Ninh
2,
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Thao tác lập luận bình luận
3.
Câu văn luận điểm "Tiếng nói...thống trị"
4, Nội dung của đoạn văn đó là đề cao vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với mỗi dân tộc, nhân dân, trong đó có người dân VN
***
1,
Đối với mỗi quốc gia dân tộc, tiếng mẹ đẻ có vai trò vô cùng to lớn về mặt đời sống tinh thần và vật chất đối với mỗi cá nhân. Thật vậy, tiếng mẹ đẻ không chỉ ăn sâu trong tiềm thức về đời sống văn hóa mà còn là niềm tự hào, tự tôn dân tộc của bất cứ nơi đâu. Đầu tiên, tiếng mẹ đẻ chính là phương tiện giao tiếp trong đời sống trong phạm vi mỗi quốc gia, dân tộc. Nhờ chung tiếng nói mà việc buôn bán, giao thương và vận hành trong mỗi quốc gia được thuận lợi và tiến hành. Lời ăn tiếng nói đi sâu vào đời sống của cá nhân hàng ngày, trở thành ngôn ngữ giao tiếp chẳng thể thay thế. Thứ hai, tiếng mẹ đẻ chính là cốt lõi trong đời sống tinh thần của dân tộc. Từ ngôn ngữ mẹ đẻ mà những nếp sống tinh thần và đời sống văn hóa, phong tục tập quán được hình thành và gây dựng. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng và ngôn ngữ chính là phương tiện để dân tộc có thể nói lên những khát vọng và sức mạnh của mình. Cuối cùng, tiếng mẹ đẻ chính là vũ khí để dân tộc, quốc gia có thể thoát khỏi vòng xiềng xích và kiếp nô lệ. Chỉ khi tiếng mẹ đẻ vẫn còn thì quốc gia đó sẽ còn cơ hội để giành được độc lập và tự do cũng như không bị đồng hóa. Tóm lại,tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ to lớn và quan trọng đối với đời sống tinh thần cũng như niềm tự hào dân tộc của mỗi dân tộc.
2,
A, MB
- giới thiệu tác giả Huy Cận: là một nhà thơ lớn trong nền thơ mới Việt Nam sau Cách mạng. Trước CM, thơ ông chủ yếu là những tác phẩm thơ buồn, sâu lắng suy ngẫm về cuộc đời nhân thế. Sau cách mạng, thơ ông tươi vui và tràn ngập hào khí xây dựng đất nước hơn.
- giới thiệu bài thơ Tràng Giang: hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung.
Bài thơ được in trong tập“Lửa thiêng" vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước
- Khổ thơ thứ nhất của bài thơ Tràng giang đã thể hiện được nỗi buồn và sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước thiên nhiên
B, TB: Phân tích khổ 1:
- Khổ 1 đã vẽ ra cảnh sông nước mênh mông bất tận
- Ngay câu đầu bài thơ đã gợi ra một nỗi buồn buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp"
- Tác giả nhìn theo những con sóng và nỗi buồn trùng trùng điệp điệp dường như bủa vậy toàn bộ tầm nhìn của tác giả.
- "Con thuyền xuôi mái nước song song": Con thuyền thường tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định. Hình ảnh thơ cho thấy con thuyền buông mái chèo xuôi dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ như hai đường thẳng song song mà chẳng hề gắn bó
- "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" gợi hình ảnh của sự chia ly. Con thuyền nhỏ bé mang theo nỗi buồn lênh đênh như đứng trước muôn dòng sông không biết rẽ vào đâu
- Câu thơ cuối "Củi một cành khô lạc mấy dòng" gợi ra sự cô đơn, lạc lõng, nhỏ nhoi của con người. Hình ảnh một cành củi khô càng làm tăng thêm sự nhỏ bé của đời người cũng như không gian bu
ồn thẳm.
C, KB
Tóm lại, khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tràng giang đã thể hiện được tâm trạng buồn thương và sự nhỏ bé của con người trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247