Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Viết 1 bài văn ' Tả 1 người mà em...

Viết 1 bài văn ' Tả 1 người mà em thường gặp" 2 trang giấy ko chép mạng (Một vài câu thì đc) tả có so sánh và nhân hóa câu hỏi 117465 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết 1 bài văn ' Tả 1 người mà em thường gặp" 2 trang giấy ko chép mạng (Một vài câu thì đc) tả có so sánh và nhân hóa

Lời giải 1 :

Sáng nào, tất cả học sinh đều phải đến trường,em cũng không ngoại lệ. Như bao học sinh người mà em thường gặp nhất đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp em, cô giáo ấy là cô Đào Thị Phương Thúy.

Như những ngày nào,em cũng hải đến trường.Ôi! không khí buổi sáng thật đẹp làm sao.Những chị gió đang nhẹ nhàng,êm ả đi qua đi lại.Những anh bạn chim đang hót trên những cành cây như tiếng đàn dịu nhẹ. Sau khi ăn bữa sáng là lúc em phải đến trường.Tiếng trống trường đánh "tùng...tùng...tùng" Trong tích tắc các học sinh ùa vào lớp như những chú kiến đanh chạy vào tổ. Được một lúc,cô Thúy bước vào. Cô luôn mặc những chiếc áo dài thướt tha.Cô mặc áo dài rất đẹp trông giống như nàng tiên đang hạ phàm. Cô có mái tóc dài,đen óng mượt luôn được cô bới gọn gàng ở sau lưng. Làn da của cô trắng hồng,mịn màng như làn da của em bé vậy. Gương mặt của cô Thúy có hình trái xoan,rất đẹp. Đôi mắt của cô to tròn,đen láy,long lanh tựa như những vì tinh thú trên bầu trời. Chiếc mũi của cô tuy không cao nhưng rất phù hợp với gương mặt khả ái của cô. Mỗi khi thấy cô,em luôn thấy nụ cười nở trên môi cô. Cô cười rất đẹp,mỗi khi cười cô luôn làm lộ hàm răng trắng đẹp, đều đặn của mình.

 Cô luôn tận tình chỉ dạy học sinh. Khi kết thúc một tiết học cô đều hỏi "Có bạn nào không hiểu bài không" Và đó dường như đã trở thành một thói quen của cô. Cô luôn đùa giỡn với chúng em sau mỗi tiết học, có khi cô còn kể những câu chuyện cổ tích,thú vị làm em cứ mãi chìm đắm vào câu chuyện. Tuy vậy nhưng cô rất nghiêm khắc với những bạn học yếu, quậy phá. Cô luôn phê bình những bạn ấy trước lớp,và khen thưởng những bạn học giỏi ở lớp. Có cô mà lớp chúng em luôn đứng đầu trong những phong trào của nhà trường. Cô như con chim đầu đàn của lớp 5A chúng em vậy.

Em rất quý mến cô, cô là người đã mang lại cho không chỉ riêng em mà tất cả các bạn học cô.Cô như người mẹ thứ hai của em vậy. Lớp 5 là lớp cuối cấp của Bậc Tiểu học rồi, nhưng em vẫn sẽ mãi nhớ đến cô. Cuối cùng em xin chúc cô hãy luôn thành công trong sự nghiệp trồng người của cô.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Mở bài

Giới thiệu cô giáo định tả: tên? Dạy năm lớp mấy?

2. Thân Bài

a, Ngoại hình

– Tuổi

– Khuôn mặt: trái xoan

– Đôi mắt: sáng, long lanh

– Mái tóc: dài ngang hông

– Dáng cô: mảnh mai

– Trang phục: áo dài

– Giọng nói: ấm áp

b, Tính tình

– Cô rất hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc khi chúng em phạm lỗi

– Quan tâm tới từng bạn một, ân cần hỏi han mỗi khi chúng em gặp khó khăn

c, Kể một kỉ niệm đáng nhớ

Khi nghỉ hưu, cô đã tự tay làm tặng cả lớp mỗi bạn một tấm thiệp thật xinh.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về cô: yêu thương, kính trọng

BÀI LÀM:

“Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên”

     Thật vậy, người thầy là người lái đò cần mẫn, giúp chúng ta cập bến bờ thành công. Thử hỏi rằng cõi đời này liệu có mấy người thành công mà không nhờ tới công sức của người thầy dìu dắt? Cô Chuyên cũng là một trong những người thầy mà em vô cùng kính trọng. Đã qua bao năm từ ngày còn được ngồi nghe cô giảng nhưng ấn tượng về cô vẫn mãi in dấu trong trái tim em. Những kỉ niệm về năm học lớp 1 ấy, em mãi chẳng thể nào quên.

     Cô giáo em đã ngoài 50, gắn bó với sự nghiệp trồng người từ khi cô còn trẻ trung và xinh xắn. Giờ đây, trên khuôn mặt trái xoan ấy đã điểm những chấm đồi mồi, tóc cũng đã lấm tấm sợi bạc. Nhưng đôi mắt cô thì vẫn long lanh, vẫn tràn đầy nhiệt huyết với những đứa con của mình. Mái tóc cô được uốn cẩn thận thành những lọn xoăn rất đẹp. Dáng cô mảnh mai nên dù cô đã có tuổi vẫn nhìn cô thật duyên dáng trong tà áo dài trắng. Hôm nào sân trường đầy nắng mà thấy bóng cô phía xa xa là em lại ngỡ bóng bà tiên trong những câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể. Khi ấy em mới là một cô bé học sinh lớp 1, vẫn đắm chìm trong thế giới mộng mơ và em đã từng nghĩ rằng cô bước ra từ những trang chuyện ấy thật, dạy em những bài học làm người:

“Ai ơi chớ có ăn lời

Bụt kia có mắt, ông trời có tai”

     Giọng cô cũng vô cùng truyền cảm, ấm áp, lúc trầm bổng, lúc khoan thai đều đặn theo từng câu chữ. Âm thanh ấy dịu nhẹ như tiếng bà, tiếng mẹ thường ru em câu hát à ơi tuổi còn ấu thơ. Ngày ấy mới chuyển cấp từ mẫu giáo lên, em đã vô cùng sợ hãi, rụt rè bởi tiếp xúc với một môi trường học tập mới nhưng chính sự ngọt ngào trong giọng nói của cô đã giúp em vượt qua nỗi sợ hãi, hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa.

     Cô vô cùng chu đáo với chúng em, không hề thiên vị với bất kì một bạn nào. Em vẫn nhớ như in cảm giác ấm áp truyền đến cơ thể khi cô nắm tay em đưa từng nét bút tập chữ: nhẹ nhàng và cẩn thận.  Nhưng cô cũng rất nghiêm khắc khi chúng em phạm lỗi. Mỗi lần ấy, em nhìn khuôn mặt cô hình như lại thêm một nếp nhăn bởi những đứa học trò nghịch ngợm này lại làm cô bận lòng. Bất giác trong lòng em lại dâng lên sự hối hận vô cùng, trách bản thân đã không cố gắng hơn nữa để cô muộn phiền. Ngay cả các thầy cô đồng nghiệp trong trường cũng vô cùng yêu mến cô bởi cô luôn sẵn lòng giúp đỡ họ. Chính cô cũng đã dạy em rằng: “Những người thành công luôn luôn tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ người khác. Những người không thành công luôn luôn hỏi: Tôi được lợi gì?” Lời truyền dạy ấy đã đi theo em đến tận bây giờ. Thì ra, nhìn người mình giúp đỡ vượt qua được khó khăn của bản thân cũng thật vui. Dù học trò có bị điểm xấu trên lớp thì khi gặp phụ huynh, cô đều trao đổi một cách chân thành để bố mẹ hiểu và quan tâm hơn tới chúng em trong học tập. Với cô, không có học sinh nào là yếu kém cả, chỉ có học sinh chưa tìm được cách học đúng đắn cho bản thân mình. Cô đâu phải chỉ dạy chúng em những nét chữ đầu đời mà còn dạy chúng em cách sống, cách đối xử với mọi người sao cho vẹn tròn đạo nghĩa.

     Ngày buồn nhất với em có lẽ là ngày cô nghỉ hưu cuối năm học. Ngày chia tay cô, đứa nào cũng khóc như mưa. Chẳng biết tự bao giờ, cô không chỉ là một người thầy, mà còn là người mẹ thứ hai. Thời gian gặp cô trên trường có lẽ còn nhiều hơn gặp bố mẹ ở nhà. Thói quen ngày nào cũng được cô quan tâm, nhắc nhở sao có thể bỏ? Cô dường như cũng ăn năn, áy náy nhiều lắm vì chẳng thể đi trọn vẹn với chúng em năm năm tiểu học như bao thầy cô khác. Khóe mắt cô ngập tràn những giọt nước mắt, chỉ trực trào ra, đôi mắt cô thêm long lanh vì xúc động. Đôi mắt ấy trong trí nhớ của em, vẫn luôn đẹp như thế. Cô đã dành tặng lớp một món quà đặc biệt. Đó là những tấm thiệp tự tay cô cắt dán, tự tay cô viết những dòng bút thanh đậm chúc những lời chúc tới từng học sinh của mình. Tay bạn nào cầm thiệp cũng đều run run xúc động. Nhìn quầng mắt thâm của cô, em biết cô chắc đã thức cả đêm để hoàn thành ba mấy tấm thiệp này. Chúng em khi ấy còn nhỏ, chưa hiểu được nhiều nhưng chúng em cũng biết rằng mình sắp phải xa cô. Cho đến tận bây giờ, vào những ngày lễ, đặc biệt là ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 em và các bạn vẫn đến thăm cô, hỏi han. Cô bây giờ đã già đi nhiều lắm nhưng vẫn nhớ rõ tên tức đứa, vẫn quan tâm hỏi han chúng em như ngày nào. Ơn thầy ơn cô đâu phải ngày một ngày hai học trò chúng em có thể hiểu hết:

“ Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta bảo đó là là nghề trong sạch nhất

Có một nghề không trồng cây vào đất

Mà ươm cho đời đầy trái ngọt hoa thơm”

     Tóc cô bị thời gian làm cho bạc trắng như một mình chứng cao cả cho sự tận tụy với nghề bao năm tháng. Dù trước đây hay bây giờ, cô vẫn âm thầm hi sinh vì những cô cậu học trò nhỏ của mình.

     Những ngày dãi nắng dầm mưa đưa đò của cô đã kết thúc nhưng ơn nghĩa người lái đò chúng con chẳng thể nào quên. Mấy chục năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, biết bao lớp lớp học sinh đã trưởng thành và góp phần vào xây dựng đất nước. Ông cha ta dạy rằng “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy) nữa là cô đã theo chúng em suốt những tháng năm lớp một. Và tin rằng, dù sau này đi đâu thì những người con này vẫn trân trọng và yêu thương người thầy của mình như thế.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247