Đáp án:
Còn theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, cần lưu ý tới tần suất xông. Đừng nghĩ xông càng nhiều càng tốt. Có 2 kiểu xông là xông giải cảm và xông mũi họng. Xông giải cảm là trùm chăn lại để hơi nóng và tinh dầu từ bình xông/nồi xông giúp vã mồ hôi, nhân tiện xông luôn mũi họng.
Với người chưa bệnh, chỉ xông để dự phòng, ví dụ như các F1 hay người ở vùng nguy cơ thì có thể xông mũi nhẹ nhàng 2-3 ngày/lần. Người đã có các triệu chứng bệnh hô hấp rồi thì dùng phương pháp xông giải cảm.
Lương y Đinh Công Bảy lưu ý có những đối tượng không nên xông giải cảm: người bị cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác, bệnh ngoài da, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi. Dù dùng lá hay dùng dầu, làm sao để thấy hơi thơm thơm là đủ. Nếu thấy cay đến mức chảy nước mắt hay ngửi thấy nồng thì chỉ có hại. Xông quá nhiều, quá đậm đặc tinh dầu thường gây tổn thương niêm mạc mũi, liệt khứu giác (mất mùi).
"Một lưu ý nữa là việc xông ra mồ hôi thường gây mất nước, phải uống bù ngay. Không bù nước kịp thời có thể tụt huyết áp, rối loạn điện giải; nếu có sẵn bệnh tim mạch mà không hay, thậm chí có thể dẫn đến trụy mạch" - lương y Đinh Công Bảy khuyến cáo.
PGS-TS-BS Nguyễn Thị Ngọc Dung cho biết trong bệnh Covid-19, điều quan trọng là súc họng giúp làm sạch vùng hầu họng chứ không phải xông. Có thể mua nước muối sinh lý ở nhà thuốc để súc họng hoặc nếu không mua được thì tự pha với công thức 2 muỗng cà phê muối hòa vào 1 lít nước. Nếu súc họng thì chỉ cần hòa tan muối vào nước đun sôi để nguội, nếu muốn dùng để rửa mũi thì dung dịch nên được lọc lại bằng bông gòn sạch.
Giải thích các bước giải:
Đáp án:
F0 có thể xông hỗn hợp gừng, tỏi, sả để giảm triệu chứng, trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Hỗn hợp sau khi đun sôi, bạn chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặ, hít thở sâu để hơi nước và tinh dầu đi vào vùng mũi họng. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu.
Xông hơi nóng nhằm làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi, tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Thời gian mỗi lần xông khoảng 20 phút. Sau khi xông xong lau khô, giữ ấm và tránh gió.
Lưu ý, trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay. Người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.
Chỉ những người có triệu chứng mới nên xông hơi, không nên lạm dụng; nên xông hơi một mình, tần suất tốt nhất là một ngày một lần. Bên cạnh đó, tuân thủ những phương pháp phòng ngừa Covid-19.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247