Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 Câu 20. Đâu là bộ luật mà nhà Lý ban...

Câu 20. Đâu là bộ luật mà nhà Lý ban hành vào năm 1042? * A.Hình văn. B.Hình luật. C.Hình thư. D.Hoàng triều luật lệ. Câu 21. Quân đội thời Lý gồm: * A.Cấm quâ

Câu hỏi :

Câu 20. Đâu là bộ luật mà nhà Lý ban hành vào năm 1042? * A.Hình văn. B.Hình luật. C.Hình thư. D.Hoàng triều luật lệ. Câu 21. Quân đội thời Lý gồm: * A.Cấm quân. B.Quân địa phương. C.Quân thường trực. D.Cấm quân và quân địa phương. Câu 22. Tại sao quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt ? * A.Bị quân ta chặn đánh ở cửa ải biên giới. B.Có phòng tuyến bờ nam sông Như Nguyệt. C.Quân ta có tướng giỏi Lý Thường Kiệt chỉ huy. D.Quân Tống ốm đau, bệnh tật do thiếu lương thực và không hợp thời tiết. Câu 23. Ý nào sau đây không thể hiện đúng mục đích tự vệ của Lý Thường Kiệt khi đưa quân ta tấn công vào đất Tống ? * A. Khi giành chiến thắng vẫn rút quân về. B. Đánh vào những nơi tập trung quân lương. C. Đánh vào những nơi dân thường sinh sống. D. Trên đường tiến công niêm yết bảng “tấn công để tự vệ” Câu 24. Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? * A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân. C. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. D. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc. Câu 25. Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là: * A. Đầu hàng giặc. B. Liên kết với Cham-pa. C. Ngồi yên đợi giặc đến. D. Chủ đông tiến công để phá thế mạnh của quân Tống. Câu 26. Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì? * A. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. B. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước. C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam. D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến. Câu 27. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để làm gì? * A. Vui chơi giải trí. B. Là nơi gặp gỡ của quan lại. C. Đón tiếp sứ thần nước ngoài. D. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi. Câu 28. Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc………” * A. Văn hóa Đại La. B. Văn hóa Hoa Lư. C. Văn hóa Đại Nam. D. Văn hóa Thăng Long.

Lời giải 1 :

Câu 20: C

Năm 1042, nhà Lý biên soạn và cho ban hành bộ luật Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam.

Câu 21: D

Quân đội của nhà Lý gồm có cấm quân đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các tướng lĩnh dưới quyền chỉ huy của vua. Quân tại các địa phương gọi là lộ quân hay sương quân (quân ở phủ, châu).

Câu 22: B

-18/1/1077, quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt thì phải dừng lại vì bờ nam sông Như Nguyệt có phòng tuyến của quân ta.

Câu 23: C

Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công vào những nơi tập trung lương thực, vũ khí của nhà Tống, gần biên giới Đai Việt là Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm, dọc đường ông đã cho người niêm yết bảng "tấn công để tự vệ" để cho người Tống không nghĩ đó là một cuộc xâm lược, người Tống còn ủng hộ Lý Thường Kiệt làm điều này, sau khi chiến thắng ông đã quyết định rút quân về nước chứ không tiến sâu thêm nữa.

Câu 24: D

Giữa lúc quân Tống gặp khó khăn khi thất bại tại trận Như Nguyệt nhưng Lý Thường Kiệt lại chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách “giảng hòa”, mềm dẻo, thương lượng với quân Tống. Cách giải quyết này đã thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt, đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước từ trước. Đồng thời, giúp nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế bớt thiệt hại xương máu, vật chất của nhân dân.

Câu 25: D

Ngày nay, người ta gọi kế này của Lý Thường Kiệt là: tiên phát chế nhân, tấn công trước để phá thế mạnh của địch sau đó rút về phòng thủ vững chắc.

Câu 26: A

Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến bên bờ nam sông Như Nguyệt. Việc xây dựng phòng tuyến này đã gây cho địch nhiều khó khăn, làm chúng không thể tiến sâu vào lãnh thổ nước ta.

Câu 27: D

- Năm 1070, nhà Lý xây dựng văn miếu thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho con vua.

- Năm 1076, Quốc Tử Giám được mở cho con em qúy tộc đến học và tổ chức một số kì thi.

Câu 28: D

Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc- văn hóa Thăng Long.

Cho mk 5 sao và ctrlhn nha. Thanks.

Thảo luận

-- Dạ cho mik bik bn on khi nào là nhiều nhất ạ

Lời giải 2 :

Câu 20. C

-> Bộ luật mà nhà Lý ban hành vào năm 1042 là bộ luật hình thư.

Câu 21. D

-> Quân đội thời Lý gồm: cấm quân và quân địa phương.

Câu 22. B

-> Có phòng tuyến bờ nam sông Như Nguyệt.

Câu 23. C

-> Ý không thể hiện đúng mục đích tự vệ của Lý Thường Kiệt khi đưa quân ta tấn công vào đất Tống là đánh vào những nơi dân thường sinh sống.

Câu 24. D

-> Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

Câu 25. D

-> Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là chủ đông tiến công để phá thế mạnh của quân Tống.

Câu 26. A

-> Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

Câu 27. D

-> Nhà Lý xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi.

Câu 28. D

-> Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây:

“Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc văn hóa Thăng Long."

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247