Cùng với Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Sông núi nước nam và Nước Đại Việt ta là ba bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam. Hai bản tuyên ngôn độc lập này đã khẳng định ý thức dân tộc Đại Việt và tinh thần yêu nước cùng chân lí chính nghĩa. Tuy nhiên, Nước Đại Việt ta là tác phẩm viết sau nên có sự tiếp nối và phát triển hơn về ý thức dân tộc so với Sông núi nước nam.Ý thức dân tộc trong bài thơ Sông núi nước nam thể hiện ở việc khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc ta. Đây là bài thơ vô danh, theo tương truyền thì đây là bài thơ của Lí Thường Kiệt. Bài thơ này được sáng tác trong thời kì chống Tống, nêu cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ và làm nhụt chí của giặc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Hai câu thơ đầu của bài thơ đã khẳng định được chủ quyền và lãnh thổ của nước Nam. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước nam) đây chính là sự khẳng định về lãnh thổ, nước Nam có sông núi. Và lãnh thổ của nước Nam không phải là do người Nam đặt ra hay do một người nào đó phong cho, mà do sách trời đã ghi rõ. Bằng từ “tiệt nhiên” một từ ngữ mang yếu tố khẳng định chắc chắn, tác giả dân gian đã dõng dạc khẳng định lãnh thổ của nước Nam. Đặc biệt, ngoài lãnh thổ, nước ta còn có cả đế vương “Nam đế cư” – vua nam ở. Qua từ “đế” – vua thiên tử, đã khẳng định được chủ quyền của nước Nam. Qua đây, tác giả muốn nói rằng, nước Nam có “đế” – là một đất nước ngang hàng với phong kiến phương Bắc, chứ không phải là một quận, huyện của bọn chúng – vua chư hầu.
Từ Nam quốc sơn hà đến Bình Ngô đại cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.
Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi hên xưng đế một phương
Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ở trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với Nam quốc sơn hà thì ở điểm này, Bình Ngô đại cáo có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.Qua việc phân tích trên, chúng ta có thể thấy Nguyễn Trãi đã kế thừa ý thức dân tộc của cha ông ta ở việc khẳng định nước ta có lãnh thổ và chủ quyền; nhưng Ức Trai còn phát triển hơn nữa về ý thức dân tộc đó hởi các yếu tốnhư quốc hiệu, văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán, nhân tài. Đã bao năm qua đi, nhưng lời tuyên ngôn của cha ông ta vẫn sáng ngời như một viên ngọc quý. Thời gian có thể làm xóa nhòa, làm mờ đi mọi thứ, nhưng nguyên lí về độc lập – chủ quyền của quốc gia, dân tộc Đại Việt thì vẫn luôn còn mãi. Chân lí ấy, đã được thể hiện thật sâu sắc trong bài thơ thần Nam quốc sơn hà và được phát triển hoàn thiện trong Nước Đại Việt ta.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247