A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Hồ Chí Minh
+ Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
+ Là cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam
+ Người đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nhưng nổi bật nhất có lẽ là "Chiều tối"
- Giới thiệu tác phẩm: Chiều tối
+ Xuất xứ: Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của bạn bè quốc tế cho Cách mạng Việt Nam. Sau mười lăm ngày đi bộ khi vừa tới thị trấn Túc Vinh tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giơí Thách bắt giam vô cớ và bị “mười bốn trăng tê tái gông cùm” trong gần ba mươi nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian này, Người đã sáng tác tập thơ “Nhật kí trong tù” được Đặng Thai Mai đánh giá là: “Viên ngọc mà Bác vô tình đánh rơi vào nền văn học Cách mạng Việt Nam”.
+ “Chiều tối” được coi là áng thơ tuyệt bút, được Người sáng tác trong quá trình chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
B. Thân bài
1. Hai câu thơ đầu
"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô Vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
- Mở đầu bài thơ là không gian cảnh núi rừng khi chiều tối được nhìn từ tầm cao xa của bầu trời, từ cao xuống thấp. Đây là điểm nhìn quen thuộc trong thơ xưa. Câu thơ được gợi lên với bút pháp ước lệ quen thuộc trong thơ cổ đồng thời lại nói lên được đúng hoàn cảnh của Bác, mang những nét vẽ hiện đại.
+ Chiều tối là quãng thời gian cho sự trở về sau 1 ngày làm việc và lao động vất vả. Không gian đó con người sẽ tìm về gia đình để sum vầy, đoàn tụ và cùng nhau thưởng thức bữa tối ấm áp, quây quần.
+ Thế nhưng, buổi chiều, ánh nắng đã yếu ớt và chuẩn bị tắt hẳn, không gian trở nên dịu nhẹ hơn. Nó lại gợi lên cho ta cảm giác xốn xang và cô đơn hơn bao giờ hết. Khi mà mọi thứ đang vội vã trở về, Bác cảm thấy hiu quạnh vì mình ko có nơi để về, ko có ai chờ đợi, ngóng trông. Một khung cảnh nên thơ nhưng lại thấm đượm cảm giác cô đơn khó từ nào có thể diễn tả. Bên cạnh đó, Bác đã sử dụng bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ xưa, vẽ lên nền trời chiều đang chuyển mình với hình ảnh cánh chim bay về rừng tìm chốn ngủ.
- Liên hệ: Trong thơ cổ khi viết về buổi chiều, các tác giả thường điểm xuyết bằng hình ảnh cánh chim để gợi nỗi buồn hiu quạnh, lấy không gian để gợi tả thời gian. Chúng ta từng bắt gặp cánh chim trong thơ xưa: “ Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”( Bà Huyện Thanh Quan) hay cánh chim thoi thót trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Chim hôm thoi thót về rừng”.
=> Với Bác, hình ảnh “cánh chim” không chỉ là hình ảnh ước lệ mà hiện lên 1 cách sinh động, có trạng thái và hoàn cảnh cụ thể. Đó là cánh chim mệt mỏi sau 1 ngày dài để kiếm ăn. cánh chim ấy vẫn gắng gượng để tìm về 1 chốn bình yên. Vì thế mà có người đã cho rằng cánh chim của Bác đã bước ra từ thế giới siêu thực ước lệ để trở về với hiện thực gần gũi.
- Hình ảnh “chòm mây” là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca truyền thống và hiện “đại.
+ Liên hệ: Nhà thơ Đỗ Phủ đã từng viết “ Mây sa sầm xuống mặt đất” hay 1 áng mây trong cảnh chia li tiễn biệt của Đây thôn vĩ dạ ( Hàn Mặc Tử): “ Gió theo lối gió, mây đường mây”. Nhưng cũng giống như hình ảnh cánh chim, chòm mây của Bác cũng có thần thái riêng của nó. Nó vừa có sự cô đơn lẻ loi, đang lưỡng lự, đầy phân vân giữa 1 bầu trời rộng rãi, khoáng đạt. Vừa gợi ra sự thư thái, nhẹ nhàng, yên ả.
+ Còn hình ảnh “chòm mây trôi nhẹ”, lời thơ Nam Trân dịch đã uyển chuyển linh hoạt nhưng vẫn chưa lột tả được chữ “cô vân” – đám mây lẻ loi và chưa thể hiện được ý nghĩa của từ láy “mạn mạn” trong nguyên tác. Điều đó chứng tỏ ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh vô cùng hàm súc.
=> Với 1 bút pháp chấm phá cổ điển, Bác đã vẽ được bức tranh thiên nhiên miền sơn cước, vừa phảng phất cái nét u buồn quạnh hiu vừa đầy nét thơ mộng, lãng mạn vì ‘‘người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nhưng đằng sau bức tranh thiên nhiên ta thấy bóng dáng của người tù HCM: dù trong 1 hoàn cảnh xiềng xích tù đầy, ta vẫn thấy ở Người 1 phong thái ung dung, tự tại cùng 1 tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, 1 tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc đời.
2. Hai câu thơ cuối:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)”
- Nếu bức tranh thiên nhiên phần đầu bài thơ có phần ảm đạm, buồn vắng quạnh thì phần thơ cuối này hoàn toàn ngược lại: Đó là 1 sự chuyển biến, vận động 1 cách đầy bất ngờ. Điểm nhìn cũng có sự thay đổi: từ tầm cao xa của bầu trời đã chuyển thành không gian của núi rừng.
+ Liên hệ: Trong thơ xưa, cảnh chiều tối vẫn thấp thoáng bóng người:
“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
(Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
Hay trong thơ của Liễu Tông Nguyên vẫn có một ông lão ngồi một mình câu cá: “Độc điếu Hàn Giang tuyết”.
+ Trong thơ Bác tuy cũng xuất hiện những cô sơn nữ nhưng là người lao động với công việc hàng ngày tuy vất vả mà vẫn ấm cúng. Hình ảnh ấy đã mang đến cho bức tranh cuộc sống nơi xóm núi một nét vẽ hiện đại. Hình ảnh cô em xóm núi xay ngô tối đã đem đến cho bức tranh buổi chiều tối một vẻ đẹp khỏe khoắn lạc quan. Bản dịch thơ dịch “sơn thôn” là “thiếu nữ” đã làm mất đi sự trang trọng, hàm súc của thơ Đường.
- Đặc biệt là hình ảnh “lò than rực hồng” đã trở thành trung tâm, tâm điểm của bức tranh. Chính hình ảnh này đã làm cho bức tranh cuộc sống không còn u tịch, tĩnh lặng như những bức họa về cuộc sống trong thơ cổ.
+ Chữ “hồng” đã trở thành nhãn tự của bài thơ. Một chữ “hồng” mà đem đến ánh sáng, hơi ấm, niềm vui để xua tan bóng đêm, không khí lạnh và nỗi buồn hiu quạnh. Bút pháp nghệ thuật của Bác ở hai câu cuối có một nét đặc sắc rất đáng lưu ý.
+ Trong nguyên văn chữ Hán, Bác không dùng từ nào nói về tối nhưng vẫn gợi lên được thời gian chuyển từ chiều đến tối một cách tự nhiên. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối. Lò than rực hồng từ trước nhưng khi trời còn sáng nhìn chưa rõ, khi bóng đêm buông xuống thì ánh lửa lò than bỗng rực rỡ hẳn lên. Bản dịch đã đưa thêm vào một chữ tối làm mất đi khá nhiều vẻ đẹp của thơ Bác.
+ Giữa câu 3 và câu 4 có những cụm từ lặp lại theo hình thức điệp liên hoàn: “ma bao túc” và “bao túc ma hoàn”. Hình thức này đã tạo nên kết cấu vòng tròn giữa hai câu thơ, gợi lên sự cảm nhận về vòng quay đều đều của chiếc cối xay ngô và từ vòng quay ấy gợi lên sự luôn chuyển của thời gian.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm
Chiều tối chỉ vẻn vẹn bốn câu thơ thất ngôn song đã cho thấy tâm hồn vô cùng cao đẹp và tài năng văn chương của Bác. Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp vừa truyền thống vừa mới mẻ. Từ hai câu đầu đến hai câu kết không chỉ là sự chuyển cảnh mà còn thay đổi về bút pháp: từ ước lệ sang tả thực, hình ảnh thơ cổ điển sóng đôi với vẻ đẹp hiện đại, cái giản dị chân thực của cuộc sống đời thường hài hoà với cái trang trọng, thanh cao. Nói khác đi, Chiều tối góp phần xác nhận một bản sắc thơ độc đáo trong đó có sự hài hoà tinh tế giữa thi pháp văn học phương Đông cổ điển với những dòng chảy của thi ca hiện đại. Hoàng Trung Thông rất đúng khi cho rằng: “Thơ Bác rất Đường mà lại không Đường”. Đây cũng chính là một trong những yếu tố làm nên đặc sắc nghệ thuật thơ Đường luật của Hồ Chí Minh – “con người của tương lai” ấy - luôn hướng về thiên nhiên, cuộc sống, con người với sự đồng cảm và trân trọng “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247