* Thế kỉ X-XV
- Tư tưởng, tôn giáo
+ Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính
+ Ở các thế kỉ X-XIV, ảnh hưởng của Nho giáo còn ít, đạo Phật còn giữ một vị trí quan trọng và rất phổ biến
+ Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc được mời tham gia bàn việc nước
+ Vua, quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền dựng chủa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật
+ Đạo giáo tuy ko được phổ cập nhưng hòa lẫn với một số tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng
+ Từ cuối thế kỉ XIV, Phật và Đạo giáo suy dần. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn và được duy trì đến cuối thế kỉ XIX
- GIáo dục
+ 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành
+ Nội dung học tập được quy định chặt chẽ
=> Hàng loạt trí thức giỏi được đào tạo góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước
- Văn học
+ Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển
+ Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển
- Nghệ thuật
+ Trong các thế kỉ X-XIV, những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi
+ Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng
+ Ở phía nam, nhiều đền tháp Chăm được xây dựng thêm
+ Xuất hiện nhiều tác phẩm điều khăc mang những họa tiết hoa văn độc đáo
+ Nghệ thuật sân khấu ra đời từ sớm và ngày càng phát triển
+ Âm nhạc phát triển
- KH-KT
+ Thời Trần, bộ Đại Việt sử kí được biên soạn
+ Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho các quan xưởng, dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo súng thần cơ và đóng các thuyền chiến có lầu
* Thế kỉ XVI-XVIII
- Tư tưởng, tôn giáo
+ Nho giáo từng bước suy thoái
+ Từ thế kỉ XVI-XVIII, các giáo sĩ đạo Thiên Chúa giáo theo các thuyền buôn nước ngoài vào VN truyền đạo
+ Thế kỉ XVIII, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh được sáng tạo
+ Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú
- GIáo dục
+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng
+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên
+ Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống
- Văn học
+ Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước
+ Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..
+ Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...
- Nghệ thuật
+ Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước
+ Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương
- KH-KT
+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển
+ Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247