Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
Quê hương – hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương, dạt dào! Trong mỗi con người chúng ta ai cũng ẩn sâu cho mình hình ảnh nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi luôn chan chứa tình yêu thương. Có lẽ cảm xúc về quê hương là những cảm xúc cao đẹp nhất. Và thoáng chút bâng khuâng khi chiều nay tiết văn cô giáo vừa giảng bài “Quê hương” của Tế Hanh – quê hương của tác giả thật đẹp, thật bình dị!
Tế Hanh sinh ra ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, cả tuổi thơ của ông gắn liền với nắng gió, với hơi thở của biển. Có lẽ hồn biển đã thấm sâu vào tim để rồi làm nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Tế Hanh viết nên những vần thơ về quê hương, về những con người miền biển chân chất, thật thà.
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
Hai câu mở đầu như gợi lên hình ảnh một làng chài nhỏ nằm ngay sát biển. Họ mưu sinh bằng nghề đánh bắt, bằng những chuyến tàu đi về hằng ngày trên biển. Cụm từ “Làng tôi” như một tiếng gọi thân thương trìu mến của một người con xa quê bỗng cất lên nỗi nhớ da diết. Câu thơ ngắn gọn nhưng gợi tả được bức tranh về một làng chài ven biển bình dị, thân quen…
Ở nơi đó có những con người sinh ra từ biển, lớn lên từ biển. Mỗi sớm mai thức dậy, khi bầu trời trong xanh, biển im ắng họ lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làm nghề của biển họ mạnh mẽ, họ khỏe khoắn với “làn da ngăm rám nắng” ngày ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh hàng tháng liền trên biển mênh mông:
“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Họ trở về từ biển, họ mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm” – không chỉ là vị của biển mà còn là hương vị của những vùng đất họ đã đi qua, là vị mặn của những giọt mồ hôi, của tình yêu quê hương. Người ta nói, dân biển họ đậm tình đậm nghĩa lắm, đậm như chính nơi biển lớn họ sinh ra. Dù đi đâu lòng họ vẫn hướng về quê hương, về nơi xóm chài nghèo e ấp khi bão về…
Cuộc sống của những con người vùng biển quanh năm gắn liền với những con thuyền mộc mạc. Có những gia đình gần như sinh sống trên không gian nhỏ bé của thuyền. Chiếc thuyền là nơi sinh hoạt, là mưu sinh, là sự sống của họ. Trong kí ức của Tế Hanh những chiếc thuyền như chính linh hồn làng, con thuyền trong thơ ông hiện lên như một dũng sĩ xông pha nơi chiến trường
@Lambaitot#
Tác phẩm QUÊ HƯƠNG của Đỗ Trung Quân có viết là: '' Quê hương là gì hở mẹ - Mà cô giáo dạy phải yêu - Quê hương là gì hở mẹ - Ai đi xa cũng nhớ nhiều ''. Đó là một bài thơ đậm sắc tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người dân đối với nơi mình sinh ra. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý. Nó tô lên nhân cách con người một đạo lí nhân sinh. Với hàng ngàn cách sống, biết yêu nơi mình sinh ra là cách sống tốt và ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, yêu sao, nhớ quê sao ? Nếu là người phải sống xa quê hương, điều đâu tiên mà tôi nghĩ về quê hương mình là cảnh đẹp. Quê tôi là nơi yên bình, thanh thản và sống rất nhẹ nhàng. Không vội vàng, tấp nập, nhộn nhịp như thành thị, sài gòn. Đó là lý do mà tôi vô cùng yêu quí quê hương mình, cảnh đẹp nơi đây là điều tuyệt vời nhất. Những cảnh thiên nhiên giàu đẹp, động vật phong phú và hoạt động con người khắp mọi nơi. Chao ôi ! Làm sao mà tôi có thể quên được những kí ức này khi rời xa quê hương mình. Vậy thì không thể nào nói suông được mà phải thể hiện bằng hành động. Mỗi người có thể có cách biểu hiện tình yêu của mình không giống nhau nhưng cùng chung một mục đích. Đó là tình yêu quê hương, đất nước
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247