a) Buổi đêm là khoảng thời gian con hổ nhắc đến đầu tiên có lẽ bởi đó là thời khắc nó tung hoành chốn sơn lâm “bóng cả cây già”. Gọi đó là “đêm vàng” bởi đêm trong vắt, ánh trăng tràn khắp nơi nơi. Không chỉ vậy, đó còn là ánh trăng chiếu rọi xuống lòng suối, ánh sáng phản chiêu khiến mặt suối bừng lên sắc vàng huy hoàng lộng lẫy. Đặc biệt, thán từ “than ôi!” cùng lời than “Thời oanh liệt nay còn đâu” còn là nỗi xót xa đau đớn của hổ khi phải đối diện với thực tại tầm thường giả dối nơi vườn bách thú tù túng này.
b)-Biện pháp tụ từ trong bài thơ là : nhân hóa
-Phân tích : hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn " ông đồ " của nhà thơ vũ đình liên.
Ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa " buồn , đọng " thể hiện nổi buồn thê lương của ông . chút lưu luyến , thương tiết cuối cùng của lòng người cũng không có , khiến cảnh tựng nơi ông đồ ngồi viết trở nên thê lương , ẩm đạm vô cùng . những người đồng điệu yêu thích thư pháp này còn đâu để bút nguyên mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian - nổi buồn nhân thế
c) Sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình: lá vàng gợi sự tàn tạ, héo úa. Mưa bụi thể hiện sự cô đơn, lạnh lẽo -> Nỗi buồn tẻ thê lương, tê tái
Lá vàng là đại diện cho một lớp người đã qua thưở vàng son, mà đây là ông đồ. Giấy trắng là nơi thể hiện những tài năng trí tuệ của bậc nho gia. Lá vàng rơi lẽ dĩ nhiên không thể nào gượng lại. Tiêc thay, nó lạ rơi trên giấy trắng. Tông màu vàng ngả úa trên tờ giấy trắng là một phối cảnh đẹp nhưng buồn đến nao lòng.
Mưa bụi thì lạnh. Nhưng lòng người còn lạnh hơn. Mưa phủ nhòa tất cả. Nhòa cả giấy trắng, nhòa cả giấy vàng và lớp lớp mưa bụi đã đủ sức làm nhòa cả hình bóng ông Đồ. Cơn mưa của đất trời đủ sức kéo chiếc lá vàng lìa cành và cơn mư của lòng người đue sức kéo ông đồ một lần và mãi mãi ra khỏi cuộc đời vội vã ấy.
Hơn lúc nào hết ta nghe rõ nỗi niềm thương xót đến tê lạnh mà Vũ Đình Liên đang dành khóc riêng cho cái di tích tàn tạ đương thời- ông Đồ
d)- Biện pháp tu từ liệt kê các dấu hiệu của mùa hè đến khi có tiếng tu hú: lúa chiêm, trái cây, vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào,....
Tác dụng: nhấn mạnh những dấu hiệu của bức tranh mùa hè tươi đẹp trong tưởng tượng đang đến. Từ đó đặt tiền đề cho tâm trạng ngột ngạt, muốn phá tan xiềng xích của nhà tù của tác giả để được ra ngoài hưởng mùa hè của tự do và ấm no.
- Biện pháp nói quá: "dậy bên lòng"
Tác dụng: nhấn mạnh được khát vọng tự do và chìm đắm trong thiên nhiên tươi đẹp của người chiến sỹ trong nhà tù đang trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ và mãnh liệt
- Biện pháp hoán dụ "tiếng tu hú". Tiếng tu hú này có thể là trong tưởng tượng hoặc là tiếng thật.
Tác dụng: Tiếng tu hú gợi liên tưởng đến những khát vọng của tuổi trẻ của những người con yêu nước, muốn được cống hiến và hy sinh cho độc lập, tự do của đất nước.
e) Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
- Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.
- Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi.
- Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài
f)- Những tính từ "ồn ào", "tấp nập" toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về.
-Sau 1 đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến.Cả làng chày hàng trăm người già, trẻ, trai gái, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con,... ra bến đợi từ sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào".
g)Biện pháp: trần thuật
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: Sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.
Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.
h) Ta thấy: “nhân, nguyệt” rồi lại “nguyệt, nhân” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù ở giữa chắn trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu. “tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. tư thế ấy chính là phong thái ung dung tự tại, lạc quan, yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những phút giây thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247