Bác Hồ luôn có sự quan tâm đến việc bồi dưỡng và giáo dục các cháu thiếu nhi trở thành những người có ích cho xã hội. Bác coi những người thiếu nhi là cách người lãnh tụ trong tương lai. Cho nên chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng. Tiêu chí 1 chúng ta cần quan tâm về việc học nhiều hơn vì nó là vũ khí giúp chúng có thể thành công trên con đường là nhà lãnh tụ , dù có bao nhiêu khó khăn thì phải tìm cách vượt qua . Tiêu chí 2 cần phải biết rõ về nơi sinh ra và luôn nhớ về đất nước mình vì đây là cội nguồn của dân Việt Nam. Tiêu chí 3 phải biết ơn những người đã hi sinh mà nhờ vậy ta có mới ngày hôm nay được sống cho hòa bình đó là là những công sức , những nước mắt của chiến sĩ Việt Nam hi snh tất cả vì dân tộc . Tiêu chí 4 cần thuộc 5 điều Bác Hồ dạy vì nó sẽ là tiêu đề và mục đích của sự chiến đấu vì một tương lai tương sáng. Tiêu chí 5 là một người thiếu nhi chúng ta không nên nghĩ rằng mình còn nhỏ thì không làm gì cả đó là sai vì nếu còn nhỏ thì làm việc nhoe nhưng : tham gia phông trào nhà trường , giúp đỡ các bạn khó khăn,... và hãy dũng cảm, tự tin và khiêm tốn , tránh xa các thói hư tật xấu. Cố lên ! vì một đất nước tươi đẹp hùng mạnh và hãy tự hào vì mình là người Việt Nam
1. Tự hào phát huy những truyền thống tốt đẹp của vùng Bưng sáu xã anh hùng, khẳng định niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
LÍ DO:
Đại bộ phận thanh niên quận hiện nay có nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kiên quyết chống lại những biểu hiện sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình”, các hành vi gây tổn hại đến sự phát triển đất nước của các thế lực phản động, thù địch; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động và công ích dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tình nguyện vì cộng đồng,.. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận thanh niên thiếu ý chí phấn đấu, thờ ơ với các hoạt động chính trị, các vấn đề bức xúc của đời sống xã hội, một bộ phận thanh niên có tư tưởng sống thực dụng, thiếu nghiêm túc trong thực hiện nghĩa vụ công dân. Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc trên địa bàn quận tuy có xu hướng giảm về số lượng song cũng diễn biến theo chiều hướng phức tạp vì tính chất và thủ đoạn hoạt động ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt,..
Từ sự phân tích đặc điểm trên cùng với việc ý thức được trách nhiệm, vai trò của mình, hoàn thành các nhiệm vụ do Thành Đoàn, Quận ủy phân công, Ban Thường vụ Quận Đoàn luôn chủ động nghiên cứu, tìm tòi những mô hình mới góp phần xây dựng ý thức công dân; đảm bảo mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến toàn thể đoàn viên thanh niên phố, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của tuổi trẻ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, trong quá trình giáo dục pháp luật, làm thế nào để mang lại hiệu quả cao; các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật phải đi sâu vào nhận thức, xây dựng tinh thần công dân? Làm thế nào để kết hợp, phát huy một cách đồng bộ các nội dung công tác tác giáo dục thanh niên (chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và pháp luật)? Đó là vấn đề mà Quận Đoàn luôn quan tâm và tìm tòi trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
2. Công tác giáo dục pháp luật còn được kết hợp với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
LÍ DO:
Được thể hiện qua việc lồng ghép tuyên truyền, tổ chức trong các đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng của Đoàn, qua các chương trình tình nguyện vì cộng đồng. Năm 2013, năm đầu tiên Luật Phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu lực thi hành, cũng là năm đầu tiên, ngày 09/11 được Quốc hội lựa chọn là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, Quận Đoàn 2 đã tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thu hút hơn 48.756 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia trong 4 năm qua. Nhiều tuyến nội dung đã được Đoàn tổ chức và mang lại hiệu quả cao như chương trình giáo dục Luật Phòng cháy và chữa cháy - “Một ngày trải nghiệm làm chiến sĩ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy” và hội thi “Chinh phục độ cao 20m”, khóa học và lái xe an toàn, dự “Phiên tòa giả định”, vẽ tranh cổ động và tuyên truyền pháp luật, tham quan triển lãm “Chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, đóng góp ý kiến tham luận trong tọa đàm về Luật Thanh niên, in dấu vân tay cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ; diễu hành 85 xe exciter tuyên truyền về an toàn giao thôn trên tuyến đường xa lộ Hà Nội và các tuyến đường lớn trên địa bàn quận, ngày hội “Gia đình trẻ” – tư vấn Luật Hôn nhân gia đình,... Những hoạt động trên vừa nâng cao những hiểu biết của đoàn viên, thanh niên quận, vừa góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác tuyên truyền pháp luật trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 có nhiều nét mới qua mô hình “Lá phiếu trách nhiệm, vững vàng niềm tin” với các hoạt động như Ngày hội “Cử tri trẻ Quận 2”, Ngày hội “Khi tôi 18”; thực hiện bộ truyền thông chủ đề “Ứng cử viên Hội đồng nhân dân trẻ: Nói và làm” trên mạng xã hội, tổ chức các chương trình văn nghệ lưu động tuyên truyền tại các khu đông dân cư, chương trình thanh vận khéo “Tôi đã bỏ phiếu”, đăng các infographic tuyên truyền Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trên tài khoản facebook “Quận Đoàn Hai”; phát hành 2.000 bộ tờ rơi tuyên truyền, tổ chức diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói cử tri trẻ”, mô hình “Phòng bỏ phiếu giả định”.
Trong năm 2016, tại các cơ sở Đoàn cũng có nhiều mô hình hay, cách làm mới đem lại hiệu quả giáo dục cao như: Đoàn phường Bình Khánh ký kế hoạch liên tịch với Chi hội Luật gia phường về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2016 – 2017 (trợ giúp 16 trường hợp về các lĩnh vực đất đai, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng); Chi đoàn Quân sự quận thực hiện chương trình “Bộ đội cụ Hồ - hiểu pháp luật, vững chủ trương” (định kỳ vào ngày 27 hàng tháng đoàn viên sinh hoạt tìm hiểu pháp luật theo chuyên đề); Đoàn phường An Phú với mô hình “Áo xanh công sở về khu phố” – trao trả hồ sơ pháp lý cho người dân; Chi đoàn Tòa án nhân dân Quận với mô hình “Tuyên dương Thư ký Tòa án trẻ, giỏi”, “Một ngày ở Tòa án nhân dân”, Chi đoàn Trung tâm Văn hóa quận thực hiện tuyến bài viết phổ biến pháp luật hàng tháng trên bản tin Quận 2, Chi đoàn Chi cục Thuế với mô hình “Tuần lễ hỗ trợ người nộp thuế” – tư vấn về về pháp luật và chính sách thuế cho hơn 560 lượt người dân; Đoàn Khối doanh nghiệp quận tăng cường chỉ đạo các chi đoàn ngoài nhà nước trực thuộc phối hợp với công đoàn cơ sở tuyên truyền Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thực hiện giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại các doanh nghiệp; các đoàn trường trung học phổ thông thường xuyên lồng ghép và tổ chức các sân chơi pháp luật cho học sinh gắn với sinh hoạt chủ nhiệm lớp;…
Với vai trò là thành viên Ban chỉ huy Thống nhất quận và Hội đồng Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật quận, Quận Đoàn 2 đã có sự nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của tuyên truyền đối với giải phóng mặt bằng và tái định cư. Các bạn đoàn viên, thanh niên tăng cường vận động người thân trong gia đình và hàng xóm chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đường lối phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là công tác bồi thường, giải tỏa, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, từ đó đã tạo được sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân đối với công tác triển khai các dự án đầu tư.
3. Nhìn chung, trong thời gian qua, việc lồng ghép, kết hợp nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và giáo dục pháp luật cho thanh niên là một vấn đề được Đoàn Thanh niên từ cấp quận đến cơ sở quan tâm, đầu tư qua những mô hình, phần việc cụ thể.
LÍ DO:
Chính điều đó đã mang lại những “luồng gió mới”, vừa nâng cao nhận thức chính trị của đoàn viên, thanh niên vừa xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật của công dân. Trong năm 2016, Quận Đoàn 2 đã tiếp cận, giáo dục, cảm hóa được 48 thanh niên vi phạm pháp luật; góp phần cùng với các cơ quan chức năng kéo giảm tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh niên quận giảm xuống 9,9% so với năm 2015. Từ kinh nghiệm thực tiễn, tôi xin chia sẻ một số giải pháp, kiến nghị mang tính chất trao đổi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật như sau:
Trước hết, cần tiếp tục kết hợp hoạt động giáo dục pháp luật với hoạt động phong trào để tăng cường giáo dục qua thực tiễn, tác động đến từng đối tượng thanh thiếu nhi; lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào các Cuộc vận động do Ban Thường vụ Thành Đoàn phát động (như Cuộc vận động “Xây dựng các giá trị mẫu hình người thanh niên Thành phố, giai đoạn 2013 – 2017”, cuộc vận động “Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị”); các chương trình giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,… Thường xuyên tổ chức các sân chơi, hội thi thử tài kiến thức pháp luật, các hoạt động tham quan Tòa án nhân dân các cấp để đoàn viên, thanh niên có thêm những hiểu biết về quy trình xét xử các vụ án; các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các chiến dịch tình nguyện hè;… Tiếp tục duy trì và đổi mới hình thức tổ chức Ngày hội Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp quận.
Thứ hai, xây dựng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật; kết hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các hình thức tuyên truyền như: kết hợp tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền thông qua các cuộc hội thảo… Thực tế cho thấy hiện nay việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn quận, tuy đã có nhiều đổi mới song điều kiện phục vụ cho buổi tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trên hội nghị còn những hạn chế nhất định, nhiều nội dung tuyên truyền, báo cáo viên pháp luật mang tính lý thuyết chưa đưa ra các tình huống cụ thể để đoàn viên, thanh niên cùng xử lý, thực hành và nhận diện đúng sai để hiểu vấn đề một cách thấu đáo. Tăng cường tuyên truyền Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 trong đội ngũ cán bộ Đoàn, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, xem đó là một trong những tiêu chí của cuộc vận động “Xây dựng cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” và phong trào “3 trách nhiệm”.
Thứ ba, “hiện đại hóa” công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Mặt khác, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; phát huy kênh thông tin tuyên truyền thường xuyên thông qua các cơ quan thông tin, … để tạo nên sự tương tác với đoàn viên, thanh niên trong công tác giáo dục pháp luật, tránh tuyên truyền mang tính áp đặt, nhàm chán, đơn điệu. Chủ động phối hợp với Hội Luật gia quận, Phòng Tư pháp quận, các văn phòng luật sư, công ty luật và các đơn vị truyền thông báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật… Sử dụng mạng xã hội như một công cụ để góp phần nắm bắt những diễn biến tình hình trong thanh niên, tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các bộ ảnh, các đoạn phim ngắn đánh sâu vào nhận thức của thanh niên; đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao.
Thứ tư, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải được thực hiện kịp thời, có trọng tâm, có trọng điểm, xác định đối tượng cụ thể và gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, có thể tập trung tuyên truyền theo thời gian hoặc không gian cụ thể,… Ngoài ra, chủ động lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong các buổi sinh hoạt chủ điểm chi đoàn; tuyên truyền tại tại khu tập trung đông người (các địa điểm dân cư, nơi sinh hoạt công cộng, khu vực trung tâm, cửa ngõ ra vào quận, siêu thị, rạp chiếu phim, sân bay, nhà ga, trạm xe buýt, trên taxi, công viên, màn hìn TV trên thang máy,…) mà điển hình là mô hình ngày hội “Lấy chuyên môn làm tình nguyện, lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng” trong chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng .
( Mình mới chỉ biết 3 điều trên thôi, mong bạn thông cảm cho mình nhé ! Bạn tham khảo nhe ! Chúc bạn học tốt ! Nhớ bình chọn câu trả lời hay nhất, cảm ơn và vote 5 sao nếu câu trả lời của mình thật sự hữu ích nhé ! )
Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247