Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Nguyên liệu, cách sản xuất rượu và cách tách rượu...

Nguyên liệu, cách sản xuất rượu và cách tách rượu ra khỏi tạp chất ? câu hỏi 2650 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Nguyên liệu, cách sản xuất rượu và cách tách rượu ra khỏi tạp chất ?

Lời giải 1 :

Đáp án:

Bước 1: Nguyên liệu:

Gạo thì có 2 loại gao: Gạo tẻ và gạo nếp( nên chọn những hạt gạo đã sát bỏ vỏ trấu và còn vỏ cám, vì gạo còn vỏ cám rất nhiều vitamin B1 rất tốt cho sức khỏe và giúp Rươu thơm ngon hơn).

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta sử dụng gạo tẻ hay gạo nếp. Vì nấu Rượu bằng gạo nếp thì rượu thành phẩm sẽ rất thơm ngon, đậm, ngọt miệng, cảm giác êm nồng, Còn với gạo tẻ thỳ không được thơm ngon bằng nhưng giá thành lại rẻ.( Lời khuyên cho bạn nên sử dụng gạo nếp).

Bước 2: Nấu chín

Việc nấu cơm Rượu cũng rất đơn giản, chỉ cần biết nấu cơm ăn hàng ngày là có thể nấu được. Trước hết bạn phải ngâm gạo và rửa hết cặn bẩn trong Gạo và làm hạt gạo tơi xốp và trương phồng sau đó đổ vào nồi to để nấu cơm rượu

Tùy vào nhu cầu sử dụng để gia đình sử dụng hay sản xuất để bán mà bạn có thể nấu lượng ít hay nhiều. để nấu cơm rượu không bị nát và nhão thông thường tỉ lệ gạo nước sẽ là:1:1. Mục đích để làm chín hạt gạo, hồ hóa tinh bột gạo giúp vi sinh vật dễ lên men rượu.

Bước 3: Trộn men

Bạn loại bỏ lớp trấu, sau đó say nhuyễn hoặc đập nhuyễn men ra và chờ cơm bớt nóng thì bạn rắc men đều lên trên( lưu ý phải rắc men ngay khi cơm nếp còn ấm, tránh trường hợp cơm nguội hẳn hoặc còn quá nóng).

Trồn đều để men phủ khắp hạt cơm nếp nhé. ( Mẹo nhỏ trong cách rắc men là nên chia lượng men làm 2 phần: phần thứ nhất rắc trước trên mặt cơm nếp, sau đó lật mặt cơm còn lại lên, rắc nốt phần men còn lại.

Bước 4: Ủ giai đoạn 1: Ủ KHÔ

Cho cơm nếp đã rắc đều men vào hũ thủy tinh hoặc bình gốm có dung tích lớn và có nắp đậy kín.

Sau khoảng 4 -5 ngày , bình cơm rượu sẽ tự động dậy nước, thơm mùi rượu

Nhiệt độ phù hợp để lên men cơm rượu thành công là vào khoảng 20 – 25 độ C. Trời lạnh có thể khắc phục cho ủ gần bếp.Trời nóng mà nơi sản xuất không có điều hòa thì Rượu nhanh chua và năng suất thấp( hao rượu).

Bước 5: Ủ giai đoạn 2: Ủ ƯỚT

thêm nước vào. cứ 10 kg gạo bạn sẽ đổ thêm 15 lít nước, đậy kín để quá trình lên men được hoàn toàn, Rượu hóa hết tinh bột và đường.

Ủ ướt trong vòng từ 1-2 tuần( tùy theo mùa và thời tiết). Khi nếm cơm và nước thấy vị cay, nước trong là có thể đem đi chưng cất.

Bước 6: Chưng cất Rượu.

Đổ tất cả nước và cái Rượu vào nồi( nếu muốn năng suất và chống khê bạn có thể đem vắt chỉ lấy nước bỗng) chú ý khi chứng cất tuyệt đối không để khê ( Rượu có mùi không uống được) hay bị trào bồng ra ngoài nồi.

Thường 10 kg gạo có thể thu được 7-8 lít Rượu ngon 40-45 độ cồn. lấy đến khi nếm thấy nhạt thỳ thôi.

Bước 7: Khử độc tố và lão hóa Rượu

Rượu nấu xong nếu muốn ngon và tuyệt đối an toàn thì cho xử lý quá máy khử độc tố và lão hóa Rượu ( khử Andehyt, Methanol, Fufurol,Este… và một số tạp chất để uống không gây đau đầu, chóng mặt, uống ngon hơn và êm hơn.

Giải thích các bước giải:

Thảo luận

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247