Trang chủ Toán Học Lớp 7 Cho tam giác ABC nhọn có AB=AC, H là trung...

Cho tam giác ABC nhọn có AB=AC, H là trung điểm của BC.Từ H kẻ HE vuông góc với AB tại E, HF vuông góc với AC tại F a) Chứng minh rằng: tam giác ABH bằng tam g

Câu hỏi :

Cho tam giác ABC nhọn có AB=AC, H là trung điểm của BC.Từ H kẻ HE vuông góc với AB tại E, HF vuông góc với AC tại F a) Chứng minh rằng: tam giác ABH bằng tam giác ACH b) Chứng minh rằng:tam giác AHE bằng tam giác AHF c) Gọi M là giao điểm của đường thẳng AB và đường thẳng HF, N là giao điểm của đường thẳng AC và đường thẳng HE.Chứng minh rằng:ME=NF ; MF=NE d) Chứng minh rằng: EF song song MN

Lời giải 1 :

a) Xét $\Delta ABH$ và $\Delta ACH$ óc:

$AB=AC$ (giải thiết)

$AH$ chung

$BH=CH$ (do giải thiết cho $H$ là trung điểm của $BC$)

$\Rightarrow \Delta ABH=\Delta ACH$ (c.c.c)

 

b) Theo chứng minh ở câu a $\Delta ABH=\Delta ACH$

$\Rightarrow \widehat{BAH}=\widehat{CAH}$ (2 góc tương ứng)

Hay $\widehat{EAH}=\widehat{FAH}$

Xét $\Delta$ vuông $AHE$ và $\Delta$ vuông $AHF$ có:

$\widehat{EAH}=\widehat{FAH}$

$AH$ chung

$\Rightarrow \Delta$ vuông $AHE=\Delta$ vuông $AHF$ (cạnh huyền-góc nhọn)

 

c) Do $\Delta$ vuông $AHE=\Delta$ vuông $AHF\Rightarrow HE=HF$ (2 cạnh tương ứng)

Xét $\Delta $ vuông $HEM$ và $\Delta$ vuông $HFN$ có:

$HE=HF$

$\widehat{EHM}=\widehat{FHN}$ (đối đỉnh)

$\Rightarrow \Delta $ vuông $HEM=\Delta$ vuông $HFN$ (cạnh góc vuông-góc nhọn)

$\Rightarrow ME=NF$ (2 cạnh tương ứng)

Và $MH=NH$ (2 cạnh tương ứng) và có $HE=HF$ (chứng minh ở trên)

$MF=MH+HF=NH+HE=NE$ (điều phải chứng minh)

  

d) Ta có $ME=NF$ và $AE=AF$

Nên $AM=AE+ME=AF+NF=AN$

$AM=AN\Rightarrow \Delta AMN$ cân đỉnh $A$

nên $\widehat{AMN}=\widehat{ANM}$

Theo tính chất tổng 3 góc trong 1 tam giác $\widehat{AMN}+\widehat{ANM}+\widehat{A}=180^o$

$\Rightarrow 2\widehat{AMN}+\widehat A=180^o$

$\Rightarrow \widehat{AMN}=\dfrac{180^o-\widehat A}{2}$ (1)

Tương tự ta có $AE=AF\Rightarrow \Delta AEF$ cân đỉnh $A$

$\Rightarrow \widehat{AEF}=\widehat{AFE}=\dfrac{180^o-\widehat A}{2}$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $\widehat{AMN}=\widehat{AEF}$ mà chúng ở vị trí đồng vị nên

$MN\parallel EF$ (đpcm).

image

Thảo luận

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247