Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 viết đoạn văn phân tích về bài thơ khi con...

viết đoạn văn phân tích về bài thơ khi con tu hú câu hỏi 905121 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết đoạn văn phân tích về bài thơ khi con tu hú

Lời giải 1 :

Khi con tu hú là thi phẩm đặc sắc của nhà thơ Tố Hữu- lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Hiện lên rõ nét nhất trong bài thơ là khung cảnh đất trời vào hè. Ngày hè hiện lên thêm thân thương, gần gũi trước hết với âm thanh tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiêng sáo diều. Hình ảnh liệt kê trong bài giúp ta cảm nhận rõ nét về âm thanh rộn rã, tươi vui ngày hè. Bức tranh thêm rực rỡ với những sắc màu quen thuộc. Đó là màu vàng của bắp, của lúa, màu xanh của bầu trời rộng lớn làm xốn xang lòng người, màu hồng của nắng cũng tô điểm thêm bức tranh cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng ta càng trân trọng hơn cả cái tươi tắn rực rỡ trong câu chữ kia. Cái đẹp của hè là cái đẹp của vị giác với hương lúa, hương trái cây, tất cả đều vô cùng tươi tắn. Những tính từ, từ láy được khai thác đến mức tối đa làm khung cảnh hè đẹp hơn bao giờ hết. Dường như, trong cái đẹp ấy, ta không nghĩ nhân vật trữ tình lại trong thực tại tối tăm. Người tù cách mạng dường như cảm nhận được cả hương vị đất trời để từ đó ý thức về sự mất tự do, đau khổ vì bị giam cầm. Những động từ mạnh được dùng trong bài cùng một làm thán từ thể hiện cảm xúc mạnh mẽ giúp ta hiểu niềm xúc cảm trào dâng trong lòng người lúc này. Khao khát của người chiến sĩ cách mạng thật đẹp với mơ ước đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng. Niềm khao khát vô cùng chính đáng và đáng trân trọng. 




Thảo luận

Lời giải 2 :

Trc hết, với cách ngắt nhịp bất thường, kết hợp với cách sd các từ ngữ mạnh: “đập tan, chết uất, dậy”, nhg từ ngữ cảm thán: “ôi, làm sao, thôi...”, t/giả đã diễn tả rất thành công nỗi đau khổ, sự uất ức đến tột cùng và cảm giác ngột ngạt của ng tù khi bị giam giữ giữa 4 bức tường lạnh lẽo, tối tăm. Đồng thời, qua đó mà ta cảm nhận đc khát vọng muốnthoát khỏi cảnh tù đầy để trở về vs c/sống tự do của ng chiến sĩ CM. Không nhg vậy, bằng thu pháp đối lập tương phản, giữa một bên là cảnh thiên nhiên tươi đẹp, dào dạt sức sống và một bên là tâm trạng dằn vặt, u uất, đau khổ của ng tù, t/giả đã đem lại cho bài thơ một kết cấu độc đáo. Và phải chăng, tiếng chim tu hú ở câu thơ mở bài và câu thơ kếtbài có sự tương đồng? Tiếng chim tu hú ở câu thơ mở đầu là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng còn tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng gọi của khát vọng tự da diết và cháy bỏng. Tất cả góp phần tạo nên cảm xúc nhất quán của bài thơ, đó là tình yêu thiên nhiên, là tâm trạng ngột ngạt khi phải sống cảnh tù đầy và khát vọng trở về cuộc sống tự do. Tóm lại, qua bài thơ “Khi con tu hú”, t/giả Tố Hữu đã cho ta thấy đc hình ảnh ng tù CM có một nội tâm rất phong phú, gắn bó thiết tha vs quê hg và 1 niềm khát khao tự do cháy bỏng

cho mik ctlhn nha

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247