Câu 1: Nhật Bản phải tiến hành cải cách vì:
- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) lâm vào khủng hoảng, suy yếu trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
- Trong khi đó, các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
=> Nhật Bản đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.
=> Thiên hoàng Minh Trị là một người tiến bộ, có tư tưởng duy tân đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị trên tất cả các mặt.
Câu 2: Tính chất, ý nghĩa:
- Tính chất: cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
- Ý nghĩa: Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
Câu 3: Liên hệ tình hình Trung Quốc giữa thế kỉ XIX:
* Giống nhau:
- Đều lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt.
- Đều đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
* Khác nhau:
- Nhật Bản: Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
- Trung Quốc: phương thức sản xuất phong kiến chiếm ưu thế, kéo theo sự trì trệ trên tất cả các mặt.
- Nhật Bản: tiến hành cải cách Duy tân giành thắng lợi, đưa Nhật Bản phát triển trở thành nước đế quốc chủ nghĩa.
- TQ: tiến hành duy tân nhưng thất bại do sự bảo thủ của chính quyền nhà Thanh, TQ trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến
- Nguyên nhân:
+ Chế độ Mạc phủ suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng.
+ Các nước tư bản phương Tây đang từng bước ép Nhật phải "mở cửa".
=> Nhật đứng trước lựa chọn cải cách và phát triển hay không cải cách và bị các nước đế quốc xâu xé
=> Nhật lựa chọn cải cách toàn diện
- Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản.
- Ý nghĩa: Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược; Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.
*Liên hệ: Trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật lựa chọn duy tân và thành công còn Trung Quốc tiến hành duy tân nhưng thất bại. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247