Trong sâu thẳm trái tim mỗi người, chắc hẳn đều có một nơi dành cho quê hương đất nước như một nhà thơ đã từng thốt lên:
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”
Thật khó để định nghĩa một cách rõ ràng về tình yêu quê hương đất nước. Nó chính là tình yêu, sự trân trọng, nâng niu, yêu mến và sẵn sàng hi sinh cho quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, cho tổ quốc- lãnh thổ thiêng liêng mang hai tiếng Việt Nam. Đây là một tình cảm nhân văn, cao đẹp, luôn thường trực ở mỗi người dù già hay trẻ, dù gái hay trai.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, cuộc sống hòa bình và đáng sống này ai đem lại cho bạn? Đó là những giọt mồ hôi của ông cha từ buổi khai phá, là biết bao nhiêu giọt máu của nhiều thế hệ đổ xuống để bảo vệ lãnh thổ bờ cõi. Nên ta yêu hơn cả từng con người, từng mảnh đất, từng nhành cây ngọn cỏ trên khắp đất nước. Bởi đâu đâu cũng in dấu “một dáng hình một ao ước cha ông”.
Nơi ta đã gắn bó từ ngày ấu thơ đến khi trưởng thành và mãi mãi về sau, nơi yêu thương và hạnh phúc luôn đong đầy thì tại sao ta lại không yêu, không quý, không trân trọng và nâng niu cho được? Tình yêu quê hương đất nước không phải thứ tình cảm to lớn hay xa xôi gì. Nó bắt nguồn từ tình yêu những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Tình yêu nhà, yêu mỗi con sông quê hương, yêu những con người chân chất thật thà, yêu gia đình trở nên tình yêu đất nước.
Khi bờ cõi đất nước đứng trước sự lâm nguy, những thế hệ thanh niên nhiệt tình đã sẵn sàng lên đường bảo vệ tổ quốc, những cô thanh niên xung phong sẵn sàng vào mặt trận. Đó là hình ảnh của chú bé Lượm, mẹ Tơm, mẹ Suốt, bà Bầm. Trong thời bình thì tình yêu quê hương đất nước lại ở sự phấn đấu nỗ lực để cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Tình yêu ấy không còn là những định nghĩa trừu tượng mà còn thể hiện bằng những hành động thiết thực. Đó là nỗi nhớ quê da diết mỗi khi xa nhà, luôn mong ngóng về quê hương và chờ đợi đến ngày được trở về. Khi đất nước phát triển, họ cùng góp một chút sức lực nhỏ để đầu tư cho sự phát triển của đất nước. Lòng yêu nước yêu quê hương của họ thật đáng quý biết bao.
Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu tổ quốc. Đó là thứ tình cảm vừa giản dị, chân thành song lại thiêng liêng cao đẹp biết bao. Mỗi giai cấp, mỗi thế hệ, mỗi con người lại có những biểu hiện khác nhau để yêu nơi ta đã cất tiếng khóc chào đời, nới rộng mở cánh tay đón chào ta.
Các nhà thơ yêu quê bằng những vần thơ ngọt ngào, tha thiết ngợi ca cảnh sắc quê hương đất nước. Anh kĩ sư yêu đất nước bằng những đêm thức trắng vẽ nên những bản công trình, đưa đất nước dần hội nhập cùng thế giới. Các bạn học sinh yêu quê hương mình bằng cách nỗ lực, chăm chỉ không ngừng học tập để đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc trên thế giới”.
Bên cạnh những hành động đẹp, những tấm gương sáng như vậy thì vẫn còn không ít người ngày càng xa lánh và rời bỏ quê hương. Thậm chí họ còn tìm cách chống phá nhà nước, đưa ra các luận điệu sai trái về chính quyền ta. Đôi khi, họ sống quá thực dụng và vụ lợi. Sẵn sàng lừa dối những người xung quanh mình, tàn phá thiên nhiên và hủy hoại môi trường. Nhiều kẻ bất nhân còn chà đạp lên quyền sống, bán rẻ lương tâm để hãm hại người khác một cách dã man. Những hành động như vậy đáng bị lên án và trừng trị.
Trong bối cảnh hiện đại, yêu quê hương đất nước còn gắn với việc bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa cổ truyền. Yêu tiếng mẹ đẻ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt và lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Hãy là người yêu nước bằng một trái tim nóng và cái đầu lạnh.
Học tốt nhé !
Nghị luận quê hương:
Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Thật vậy, nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng đã từng viết:
“…Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi…”
Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ đã gợi ra những cách hiểu sâu sắc qua cách so sánh, độc đáo, thú vị: Quê hương chính là mẹ và mẹ là quê hương. Ý nghĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt chính là cuộc sống tinh thần lẫn tâm hồn.
Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của chính mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người sẽ trở nên chông chênh – lệch lạc. Đồng thời qua cách so sánh tác giả cũng khơi dậy nuôi dưỡng tình cảm với quê hương. Tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm thiêng liêng tựa thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. Vì vậy, dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt.
Bình yên những phút giây không nơi nào sánh bằng quê hương, vì nó là bến đỗ là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống đầy sóng gió này. Dù ra sao, dù có như thế nào đi chăng nữa thì mỗi người cũng không được quên đi nguồn cội, gốc gác quê hương, quên đi những nắng ban mai mỗi khi thức giấc. Mà hãy nuôi dưỡng tình cảm với quê hương, để con người có được một tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản nhất.
“Quê hương”, “đất nước” bạn đã bao giờ tự đặt tình cảm quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước hay chưa? Ở đây, giữa hai thứ tình cảm thiêng liêng này muốn nói rằng: “hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên mà phải biết hướng tới tình cảm thiêng liêng lớn lao, bao trùm là Tổ quốc, là đất nước để tình yêu làm đất tạo hóa quê hương. Có như vậy, thì tình cảm quê hương và tình yêu đất nước mới ngày càng sâu nặng, thấm thiết như tình cảm giữa người và người.
Tình là vậy, yêu là vậy. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xã hội đầy bôn ba và háo thắng như hiện này, thì không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; tự bôi nhọ nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc…Và với những hành vi suy nghĩ thiếu chính chắn như vậy thì mọi tập thể, cá nhân hãy tự kiểm điểm lại chính mình thay vì những đòn roi từ dư luận.
Trong cuộc sống và lối sống, nếu như muốn xây dựng một quê hương – đất nước đầy phồn thịnh, thì cần có một lối sống đẹp, lành mạnh có ích cho xã hội và cho tương lai sau này. Nhưng trước hết đối với những ai đang ngồi trên ghế nhà trường, thì công việc đầu tiên nên làm là phấn đấu hết mình trong con đường học tập. Xác định sớm động cơ để có động lực vươn lên trên con đường học vấn và có những ý thức, kế hoạch, mục tiêu học tập rõ ràng, đúng đắn. Học tập tốt sẽ giúp cho mọi thế hệ trẻ ngày nay trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản vững chắc, giúp trưởng thành hơn trong cuộc sống và thành công trong mọi lĩnh vực sau này. Tăng cường nâng cao nhận thức về sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và những yêu cầu của Đảng đối với tuổi trẻ nước ta, từ đó mà xác định nhiệm vụ to lớn và nhiệm vụ thiêng liêng của mình trong việc chuẩn bị những hành trang cần thiết sắp tới. Thường xuyên, liên tục trao dồi về lí tưởng sống, rèn luyện đạo đức. Sống có văn hóa, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, điều lệ mà Nhà nước ban hành. Là người gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của một người con của dân tôc Việt Nam. Nhiệt tình, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, không ngại khó khăn, vất vả, ra sức giúp đỡ những người nghèo khổ. Giữ gìn an ninh trật tự khu vực ở mỗi địa phương đơn vị. Và điều đặc biệt cần làm nhất đối với con dân đất Việt là rèn luyện để có lập trường, tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh. Và đó cũng chính là những điều tôi đã và đang hoàn thiện trong cuộc sống hiện tại và cả tương lai sau này
“…Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi…”
Hai câu thơ trên một lần nữa đã khẳng định lại rằng: chẳng nơi nào sánh bằng quê hương. Nhưng để có được một quê hương yên bình và đầy trong xanh như thế này, tất cả những con người trên đất Việt đều biết đã có bao nhiêu anh hùng đã lấy cái chết của mình để làm niềm vinh dự khi được hy sinh trên những bãi chiến trường nhưng quyết rằng không để giặc xâm phạm lãnh thổ. Bởi vậy, giới trẻ ngày nay và cả tương lai nữa hãy có những ý thức, nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương. Có ý thức tu dưỡng học tập, phấn đấu xây dựng quê hương để đất nước Đại Việt của chúng ta mãi mãi là một đất nước phồn thịnh.
Nghị luận xã hội:
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học không đúng với khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một "căn bệnh" xâm nhập vào học đường hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục cùng với những tiêu cực trong thi cử.
Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trong các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, đời sống nhân dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến một lúc nào đó, khi chính những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trở thành một căn bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi nó là bệnh thành tích.
Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiếm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tính chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Xét từ phía ngành giáo dục, thành tích giáo dục là thước đo sự thành công trong nghề nghiệp của giáo viên nói riêng, của nhà trường và địa phương nói chung. Đáng tiếc thay, trong thời gian qua, chính ngành giáo dục lại "thiết kế" ra thước đo trên bằng các chỉ tiêu giáo dục khô cứng. "Bệnh thành tích giáo dục" chính là việc nhà trường và địa phương cố gắng đạt được các chỉ tiêu giáo dục bằng mọi giá. Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.
Cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục'' ngay từ khi mới phát động đã được xã hội quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bởi ai cũng biết rằng, nếu cứ để ''nạn tiêu cực trong thi cử'' hoành hành và ''bệnh thành tích trong giáo dục'' trở thành một căn bệnh ''mãn tính" thì sẽ dẫn đến lãng phí thời gian, sức lực, tuổi đời của học sinh; lãng phí tiền bạc, công sức chăm sóc con cái của phụ huynh; của thầy cô và lãng phí của cải xã hội. Điều đó sẽ là hệ quả tất yếu của những suy thoái đạo đức trong học sinh; đạo đức trong quan hệ thầy, trò và sẽ góp phần làm suy thoái những mối quan hệ xã hội khác. Cuộc vận động này là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Điều đáng mừng là nhân dân, xã hội đều quyết liệt tham gia chống lại những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sẵn sàng lên tiếng phê phán những cá nhân hoặc tổ chức có thái độ không hưởng ứng. Sự khởi đầu tốt đẹp báo hiệu sự thành công của một cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc.
Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng. Điều trước nhất là phải thay đổi từ những sai phạm của ngành giáo dục, phải kiên quyết thực hiện cuộc vận động đã đề ra, vì đó sẽ làm gương để thế hệ trẻ ngày nay tin tưởng và noi theo. Học sinh chúng ta, ngay từ bây giờ phải hết mình phấn đấu học tập bằng chính bản thân, tuyệt đối nói không với tiêu cực trong thi cử đồng thời giúp sức với nhà trường khuyên bảo va ngăn chặn các hành vi tiêu cực ấy.
Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì bất kì văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn nào. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để đẩy lùi những tiêu cực và bệnh thành tích ấy, để đưa nước Việt Nam ta ngày càng phát triển vững mạnh
@Xuanthinh9112
Cho hay nhất nha
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247