Câu 1:
*châu âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu ở phía Tây,ngăn cách bởi dãy U-ran ở phía đông,nằm trong khoảng từ 36 độ Bắc đến 71 độ Bắc,với diện tích khoảng 10 triệu km²,giáp với 3 mặt biển và đại dương.
-bờ biển dài 43,000km,bị cắt xẻ mạnh.
*Châu Âu có 3 dạng địa hình chính:
+,đồng bằng từ tây sang đông của lục địa chiếm 2/3 diện tích lục địa
+,miền núi già ở phía bắc và trung tâm của lục địa với đỉnh tròn,sườn thoải và thung lũng thấp
+,miền núi ở phía Nam của lục địa với đỉnh cao,nhọn,hẹp và sâu.
Câu 1 :
* Vị trí địa lý, giới hạn:
- Diện tích trên 10 triệu $km^{2}$
- Nằm trong khoảng các vĩ độ từ $36^{o}$ $B^{}$ → $71^{o}$ $B^{}$
- Tiếp giáp:
+ Phía Bác: giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Tây: giáp Đại Tây Dương
+ Phía Nam: giáp biển Địa Trung Hải
+ Phía Đông: ngăn cách Châu Á bởi dãy Uran
* Địa hình:
- Đồng bằng là chủ yếu, chiếm $\frac{2}{3}$ diện tích lục địa
- Núi già ở phía Bắc và trung tâm
- Núi trẻ ở phía Nam
- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo,
vũng vịnh lớn
Câu 2 :
Đặc điểm về sự phát triển kinh tế của các nước châu Đại Dương :
- Châu Đại Dương có thu thập bình quân đầu người cao nhưng ko đồng đều. Cơ cấu giữa các nghành ko đồng đều, dịch vụ và công nghiệp chiếm tỉ trọng cao, nghành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp.
- Châu Đại Dương ít đất trồng trọt. Riêng lục địa ôt- xtrây- li- a chiếm 5% diện tích trồng trọt. Ôt - xtrây- li- a và Niu- di - lân là 2 nước có nền kinh tế phát triển hơn cả.
- Trong nghành công nghiệp châu Đại Dương phát triển nghành chế biến thực phẩm và nghành du lịch.
Câu 3 :
- Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa
+ Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng $8^{o}$ $C^{}$ . Khí hậu ồn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng $20^{o}$ $C^{}$ , nhiệt độ tháng lạnh nhất là $-12^{o}$$C^{}$ . Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
+ Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng l.000mm, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 4 : Các vùng ven biển Tây Âu có khí hậu ấm áp vì :
Phía tây chịu ảnh hưởng của biển lớn.
- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới
thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.
- Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng
của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa
hơn.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247