Trong dân gian, mỗi dịp xuân về người ta vẫn thường nghe câu:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Vâng đúng vậy, bánh chưng đã trở biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta. Từ xa xưa đến nay, hình ảnh nhà nhà tất bật chuẩn bị quây quần bên nồi bánh chưng để đón Tết vô cùng quen thuộc với chúng ta. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên.
Tương truyền trong câu nói của ông bà ta rằng bánh chưng ngày Tết đã có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại nước ta. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng là minh chứng cho sự đủ đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật.
Cho dù chúng ta có ở bất cứ đâu trên mảnh đất hình chữ S này thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức những chiếc bánh chưng ngon và ấm áp nhất. Nhưng nếu bạn tới các vùng miền khác nhau thì bạn sẽ được thưởng thức hương vị cũng như thấy được cách làm đặc trưng ở mỗi nơi có điểm khác nhau.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản và thân quen với đời sống nhân dân. Nguyên liệu chính là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ (hoặc nhân đậu hấp). Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kỹ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì ta chọn những hạt tròn lẳn, đều hạt, không bị mốc, khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Thịt ba chỉ hoặc thịt nạc cần trộn với tiêu xay, nêm nếm vừa ăn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong. Lá gói bánh cần lau sạch, bỏ cuống, cắt thành miếng hoặc theo khuôn bánh để bánh có bề ngoài bắt mắt.
Việc lựa chọn lá gói bánh vô cùng quan trong. Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành hoặc cắt đệm lá để gói sao cho giữ được hình vuông vắn và khi luộc bánh không bị vỡ. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm đặc trưng sau khi nấu bánh.
Sau khi chuẩn bị xong tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để có được những chiếc bánh vuông vắn dâng lên ông bà tổ tiên. Nhiều người sử dụng khuôn vuông để gói nhưng nhiều người lớn có nhiều năm kinh nghiệm thì không cần, họ chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được một chiếc bánh vô cùng đẹp. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp gạo nếp thật dày, phủ kín. Chuẩn bị dây lạt để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Gói bánh đã khó thì công đoạn luộc bánh cũng vô cùng quan trọng. Thông thường mọi người luộc bánh trong một nồi to, đổ đầy nước và sử dụng củi khô, to để luộc trong khoảng từ 8 - 12 tiếng. Thời gian luộc bánh lâu như thế là vì để đảm bảo bánh sẽ chín đều và đạt được độ dẻo. Khi nồi bánh sôi cũng là lúc mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Khi đó ta mới cảm nhận được không khí Tết mới trọn vẹn.
Sau khi chín, bánh chưng được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm cúng ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiếu. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng không chỉ tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người mà nó còn là những tình cảm đong đầy gắn kết của cả gia đình nữa.
Hiện nay trong những ngày Tết đến, người ta còn sử dụng bánh chưng như một món quà biếu, lễ Tết những người lớn tuổi. Nó tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, nồi bánh chưng nghi ngút khói chính là dấu hiệu cho sự ấm áp đoàn viên. Vì vậy, nó là món ăn truyền thống của người Việt mà không loại bánh nào có thể thay thế được. Đây chính là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam mà ta cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Xin hay nhất
Tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trên đường Hai Bà Trưng có trường iSchool đang tổ chức Hội thi gói bánh chưng vào dịp Tết hàng năm. Số bánh chưng này sẽ được mang đi làm từ thiện, góp vui ngày Tết cho những trẻ em mồ côi ở làng SOS.
Hội thi được tổ chức cho khoảng 30 nhóm. Người dự thi là các học sinh được tuyển chọn từ mỗi lớp, giới hạn từ 4 – 5 người. Các nhóm thi phải tự chuẩn bị sẵn các nguyên liệu để gói, những không được gói trước ở nhà. Trước khi cuộc thi bắt đầu, các nhóm mang nguyên vật liệu như lá chuối, nếp, đậu xanh, thịt heo ba chỉ ra đặt vào vị trí đã được phân trước.
Hội thi gói bánh chưng được bắt đầu với nhiều tiếng trống vang lên thành một hồi dài. Khi nghe hiệu lệnh, các nhóm nhanh tay cắt lá chuối xếp vào khuôn. Sau khi xếp lá xong, nhóm dự thi bắt đầu đổi nếp, đậu xanh vào, cho thêm mấy miếng thịt heo rồi lại tiếp tục đổ đậu xanh, nếp vào đầy khuôn để gói. Trong khi đó, một số nhóm không biết làm, làm sai cách, và kết quả là phải đổ hết ra làm lại từ đầu. Qua giai đoạn bỏ nhân là đến giai đoạn gói bánh. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, nó sẽ quyết định kết quả của cả quá trình gói bánh chưng. Nếu gói không chặt thì bánh sẽ bị bể, không ngon; còn nếu gói quá chặt thì có thể làm rách lá, khi nấu bánh sẽ không chín đều. Có nhóm gói mãi cũng không được, có nhóm gói xong rồi lại tháo ra gói lại.
Sau một thời gian, ban giám khảo cùng với ban tổ chức đi xem tình hình của mỗi nhóm, rồi thay phiên nhau chỉ cho học sinh cách gói bánh, cách lót lá, cách đổ nhân sao cho đẹp. Các nhóm, ai cũng muốn gói được nhiều để giành phần thưởng. Có một số nhóm chuẩn bị ít nguyên liệu nên phải đi xin thêm nguyên liệu từ khắp nơi; Còn có nhóm thì ngồi lựa gạo, đậu xanh trộn lẫn với nhau của những lần làm hư trước để làm lại, nhìn họ lúc đó cứ như những cô Tấm đang lựa thóc trộn lẫn với gạo do mẹ kế làm ra.
Khoảng 2 giờ sau, tiếng trống lại vang lên báo hiệu đã hết thời gian gói bánh. Các nhóm vội mang những chiếc bánh đã làm hoàn chỉnh lên thành hàng để bán giám khảo chấm điểm. Trên đó, có cái lớn, cái nhỏ, có cái vuông vức được gói rất đẹp, nhưng cũng có cái móp méo. Các chiếc bánh được đánh số ngẫu nhiên ứng với nhóm thi để giữ bí mật với Ban giám khảo. Kết thúc phần chấm điểm, ban giám khảo tuyển bố đội chiến thắng và trao giải thưởng.
Và cuộc vui bao giờ cũng có hồi kết, ban tổ chức tuyên bố hội thi đã kết thúc. Mọi người ra về trong vui vẻ, có người ở lại chụp ảnh làm kỷ niệm ngày Tết.
Hội thi gói bánh chưng ở trường iSchool Nha Trang là dịp để các học sinh, giáo viên biết về một trong những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, còn biết về cách gói bánh chưng ngày Tết. Ngoài ra, hội thi còn góp phần giữ gìn và phát huy những nét cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại ngày nay./.
Học tốt nhé !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247