Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Giải thích các câu ca dao tục ngữ sau: Đề...

Giải thích các câu ca dao tục ngữ sau: Đề 1: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn Đề 2: Một cây làm chẳng lên nên Ba cây

Câu hỏi :

Giải thích các câu ca dao tục ngữ sau: Đề 1: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn Đề 2: Một cây làm chẳng lên nên Ba cây chụm lại lên hoàn núi cao Đề 3:Lá lành đùm lá rách Đề 4:Ăn quả nhớ trồng cây Đề 5:Có công mài sắt có ngày nên kim Ai làm đc 3 đề mình vote 5 sao Lưu ý ko đc sao chép trên mạng mình sẽ báo cáo nhá

Lời giải 1 :

Mình làm đề 3,4,5 nhé 

Ca dao là một trong những viên ngọc sáng của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca dao Việt Nam phong phú về nội dung, đẹp về hình thức. Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, phê phán,… còn có những bài ca dao về đề tài khuyên bảo, dạy dỗ người đời về đạo lý lòng biết ơn. Đây là một trong những câu ca dao rất hay về lòng biết ơn: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Xét về nghĩa đen, "quả" là cái thơm ngon nhất của cây, là sự kết tinh qua thời gian và năm tháng. Nhưng những thứ thơm ngon đó đâu phải tự dưng mà có được, để có được nó, người nông dân, hay ở đây là những "kẻ trồng cây", phải mất rất nhiều thời gian để tưới tiêu cũng như bỏ công ngày đêm chăm sóc. Như vậy những lúc ta ăn những trái ngon ấy, ta phải có thái độ "nhớ" đến những người trồng ra nó. Tuy nhiên, ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó. Với cách ẩn dụ khéo léo, đặc biệt, ta có thể thấy một ý nghĩa cao cả hơn rằng, "ăn quả" là sự thừa hưởng, kế thừa những thành quả, những giá trị vật chất hoặc tinh thần, “Kẻ trồng cây” chính là hình ảnh ẩn dụ cho những người đã tạo ra những thành quả, những giá trị vật chất và tinh thần đó. Như vậy, ông bà ta muốn gửi gắm cho con cháu đời sau của mình chính là lòng biết ơn. Tức là khi hưởng thụ một thành quả tốt đẹp, bạn nên biết ơn người đã tạo ra thành quả đó, bởi những thành quả đó đâu phải tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình lao động, sáng tạo, đổ mồ hôi, nước mắt, kể cả xương máu của biết bao lớp người, qua biết bao thế hệ.

Trải quá hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo, từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.  Biết bao nhiêu mạng người đã phảiđổ xuống để đổi lấy nền độc lập, tự do cho Tổ quốc Việt Nam. Nhận thức được công lao cao cả đó, nhân dân ta hằng năm vẫn tổ chức các ngày lễ để tỏ lòng biết ơn những người có công với đất nước như ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12,….Bên cạnh đó, khắp nơi trên đất nước ta đều có những đền thờ, đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn. Không ít trường học, con đường mang tên những vị anh hùng như: đường Nguyễn Huệ (Tp. Hồ Chí Minh), đường Nguyễn Sỹ Sách (Nghệ An), hay trường THPT Phan Bội Châu nổi tiếng của đất học Nghệ An,…ngay cả thành phố lớn nhất của đất nước ta cũng mang tên Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống,… Tất cả đó được tạo nên nhằm nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước dựng nên.

Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn nữa đó là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, tổ chức nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình thường mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt bộ đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương... Đó là biểu hiện thiết thực nhất của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong nhân dân ta.

Mỗi người chúng ta, không phải tự nhiên mà được sinh ra trên cuộc đời này, đó chính là công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau và nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta khôn lớn thành người. Vì vậy để nhớ ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nước ta có các ngày như: ngày của mẹ 9/5, ngày của cha 21/6,… Rất nhiều bài hát về cha mẹ đã được sáng tác nhằm mục đích thấm nhuần công lao cha mẹ vào sâu trong trái tim con người. Vào những ngày này, phận làm con cái đều tặng cho cha mẹ những bông hoa đẹp nhất, những lời chúc ý nghĩa nhất để tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ. Giáo  dục là mục tiêu hàng đầu của đất nước ta, nhưng trồng cây đã khó trồng người lại càng khó khăn hơn. Thầy cô bỏ công sức giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho các học sinh vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải luôn khắc ghi trong lòng. Gắn liền với ngày 20/11- ngày nhà giáo Việt Nam là những hoạt động báo đáp công ơn được diễn ra như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho cựu giáo viên,…

Bên cạnh câu tục ngữ trên, ta còn có thể bắt gặp những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự như “chim có tổ người có tông”, “Ai về Phú Thọ cùng ta /Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười/Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba”

Nhìn chung, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều là những lời khuyên đầy ý nghĩa về lòng biết ơn mà ông bà đã truyền lại cho chúng ta. Đó đều là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà thế hệ con cháu chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào cũng đều phải luôn ghi nhớ, giữ gìn và phát huy.

Lòng biết ơn là thước đo của đạo đức, tạo ra một thói quen tốt trong tâm hồn của con người. Lòng biết ơn giúp cho con người có một cuộc sống vui vẻ, hòa đồng, hạnh phúc. Giúp cho gia đình hòa thuận, êm ấm. Từ đó làm cơ sở để phát triển một xã hội văn minh, tiến bộ. Người có lòng biết ơn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng.

Nhưng bên cạnh đó, đã không ít trường hợp các bạn trẻ ngày nay phá hủy những nơi cổ kính, chụp hình phản cảm bên những bia mộ, con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, đánh đập cha mẹ. Phản bội lại với những người đã giúp đỡ mình, đã hướng dẫn mình đi đúng đường,…Họ quên đi truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây tốt đẹp của dân tộc. Những con người này đáng bị xã hội lên án và trỉ trích.

Sau khi đọc xong câu tục ngữ, em rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân mình. Là một học sinh, em cần có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được. Trong gia đình, em cần làm tròn bổn phận là một người con: hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, nhường nhịn các em nhỏ … Ở trường, bản thân cần phải là một học sinh gương mẫu, nỗ lực học tập để không phụ công ơn giảng dạy của thầy cô. Bên cạnh đó, em cần phải có ý thức rèn luyện bản thân sống có đạo đức, văn minh, tránh xa các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu vẫn đang còn tồn tại hiện nay.

Có thể nói “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một bài học về đạo lý làm người sâu sắc và ý nghĩa của dân tộc Việt Nam ta. Nó được đúc kết bằng câu tục ngữ hết sức mộc mạc và giản dị. Bài học “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một hành trang vô cùng quý giá trên con đường bước vào đời của mỗi chúng ta sau này. 

image
image
image
image
image

Thảo luận

-- nếu mk vô team bạn thì cho một bạn của mk vào đk ?
-- tui biết tháng sau bà với trân sẽ sang nhóm nào đó rùi còn giờ vô team ko để bảo Long
-- ok
-- ai thử xin
-- nếu mk vô team bạn thì cho một bạn của mk vào đk ?
-- ok
-- được rồi để tôi hỏi bạn tôi
-- ok

Lời giải 2 :

Đề 1: Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn

* Giải thích như sau:

- Nghĩa đen: Câu tục ngữ '' Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Bầu và bí là hai loại trái có giống cây leo khác nhau. Chúng không cùng một nguồn gốc, giống nòi nhưng lại có thể ở chung một giàn. Họ hàng, bạn bè hay nói hơn hết là những loại trái thân thuộc với nhau. Vì thế, mặc dù không cùng giống nhưng chung giàn thì biết yêu thương lẫn nhau. Chẳng ai có thể thương mình khi mình đối xử không tốt với họ mà nếu có thì đó cũng chỉ là lòng khoan dung mà thôi.

- Nghĩa bóng: Và chúng ta cũng đã biết rằng, những câu tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát. Câu '' Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn '' là một quan điểm, tư tưởng vô cùng ý nghĩa. Đối với những con người không cùng cha mẹ, không cùng máu mủ ruột rà nhưng đều chung một điểm là '' Nhân '', cùng chung một môi trường sống là trên thế giới. Con người, hay cả những người hàng xóm, thân thuộc thì hãy có lòng yêu thương và giúp đỡ, thương yêu và chia sẻ lẫn nhau.

- Nghĩa sâu xa: Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn '' chính là câu '' Thương người như thể thương thân ''. Tình yêu thương luôn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, nó cũng mang đến những cơ sở để hình thành nên cuộc sống tinh thần và điều kiện để làm nên vật chất chất. Tình yêu thương là sự nâng đỡ cho chúng ta trong cuộc sống. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ việc làm, suy nghĩ và nhận thức của ta. Ai cũng sẽ rất cần được yêu thương nhưng tuy nhiên tình thương đó phải được đáp ứng vào nhu cầu tích cực. Theo hướng tiêu cực, một số tình thương vô đối của cha mẹ dành cho con cái của mình sẽ ảnh hưởng đến tâm lí và việc làm của chúng. Cần thực hiện tình thương một cách tốt nhất để cho con trẻ hình thành thói quen tốt, tâm lí chính chắn hơn. Còn xét về theo hướng tích cực, tình yêu thương có thể giúp chúng ta vượt qua những nỗi buồn, những khó khăn đời sống. Nó làm cho ta được hạnh phúc hơn, vui vẻ và thỏa mãn nhu cầu tinh thần hơn. Nói tóm lại, tình yêu thương đúng mực sẽ luôn mang đến những lợi ích rất tốt cho ta. Nói tóm lại, tình thương vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng nhất mà con người cần được có

Đề 4:

Bài làm tham khảo:

     Từ xưa đến nay, đạo lí ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'', ''Uống nước nhớ nguồn'' luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

     Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.

    Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đang sử dụng một loại trái cây nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Kẻ trồng cây chính là người hình thành, tạo ra thứ trái cây đó để chúng ta sửu dụng. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. 

    Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã ăn quả thì phải nhớ kẻ trồng cây. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.

    Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '', câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ có họ. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.

    Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

    Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.

Đề 5:

* Giải thích như sau:

- Nghĩa đen: Trong cuộc sống, không ai mà không có một lần gặp khó khăn nào. Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một cuộc đời mà không khó khăn thì đó chỉ là bạn đang ảo tưởng hoặc là bạn đang phủ nhận và hèn nhát trước cuộc đời mình. Cuộc sống này rất bon chen và phức tạp, chẳng ai có thể đứng vững khi chưa có một lần vấp ngã. Chính vì thế, câu tục ngữ '' Có công mài sắt có ngày nên kim '' đã được đúc kết như một lời khuyên, lời động viên cho những người đã và đang gặp phải khó khăn, hay chút ít thất bại. Đúng vậy, câu tục ngữ '' Có công mài sắt có ngày nên kim '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Kim là một loại đồ vật rất nhỏ bé nhưng đó là cả một quá trình khổ luyện. Có mấy ai đủ kiên trì, có thể bỏ ra một thời gian dài và công sức để tạo ra cây kim ấy. Và thành quả cũng rất là nhỏ nhưng lại là một thành công lớn. Chính sự kiên trì ấy đã nói lên kết quả cao, tốt và vô cùng xứng đáng cho nổ lực của chúng ta. 

- Nghĩa bóng: Nhưng chưa hết, tục ngữ chính là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cho nên, ở câu tục ngữ '' Có công mài sắt có ngày nên kim '' cũng là một câu tục ngữ có ý khái quát. Nó chính là quy luật tự nhiên của cuộc sống xã hội: Hễ có cố gắng thì mới có thành công. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Sống là đối mặt với thử thách vì thế hãy cố sao để không bị những khó khăn ấy làm cho cuộc sống ta thêm đau khổ. Ở đời, không có việc nào mà không cần cố gắng, từ nhỏ nhặt rồi mới làm nên việc lớn. Khi gặp khó khăn, thử thách mà chúng ta lại nản lòng và buông bỏ cuộc đời thì có phải là đáng tiếc lắm hay sao ? Cũng giống như một người sợ gãy chân nên không dám bước đi nhưng nếu người đó cứ ở yên một chỗ thì chẳng khác nào chân đã gãy. Hiện nay, chúng ta được sống chính là niềm may mắn lớn nhất rồi. Đừng so sánh cuộc đời mình với bất kì ai vì chưa chắc mình đã thua kém họ. Họ cũng sống, cũng phải đối mặt với những khó khăn mà người ngoài như chúng ta chưa thể thấy. Chính vì thế, để thành công cũng như đứng vững trong xã hội đầy những khó khăn thì cần có tinh thần, ý chí và nghị lực vươn lên. Đó chính là chìa khóa cho một cuộc sống tốt đẹp hơn

- Nghĩa sâu xa: Câu tục ngữ '' Thất bại là mẹ thành công '' cũng nói về ước mơ đạt được những khát vọng xa xôi hơn. Đạt được những thành công trong mong muốn. Trong khi đang lướt Facebook lại chợt bắt gặp một câu nói thấm tận não là: Có một người sợ gãy chân nên không dám bước đi nhưng nếu người đó không bước đi mà cứ đứng yên một chỗ thì khác nào chân đã gãy, quả là vô cùng chính xác.  Câu tục ngữ chính là một lời động viên vô cùng ý nghĩa đến những ai đang gặp phải vấn đề về cuộc sống hay vấp ngã trên bước đường sự nghiệp của mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247