Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 có nhận định cho rằng : một trong những chủ...

có nhận định cho rằng : một trong những chủ đề nổi bật nhất của văn học trung đại việt nam ( giai đoạn từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15) thể hiện tinh thần yêu nước.

Câu hỏi :

có nhận định cho rằng : một trong những chủ đề nổi bật nhất của văn học trung đại việt nam ( giai đoạn từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15) thể hiện tinh thần yêu nước. Em hãy làm sáng tỏ điều đó qua hai bài thơ Nam quốc sơn hà ( chưa rõ tác giả và phò giá về kinh của trần quang khải.

Lời giải 1 :

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) và Phò giá về kinh là một áng thơ như thế!

      Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

     Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù.

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén. Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, các bài thơ trung đại chiếm một khối lượng rất lớn. Trong đó, có rất nhiều bài thơ trung đạo ý nghĩa. Đã có rất nhiều người đưa ra lời bình về chủ đề này, trong đó, có nhận định làm tôi rất ấn tượng như sau:

Một trong những chủ đề nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) thể hiện tinh thần nước”

Lòng yêu nước là chủ đề quan trọng, nó đi qua xuyên suốt mấy thế kỉ của nền văn học trung đại của Việt Nam ta. Nó được thể hiện rõ ràng nhất trong thời bình và thời chiến. Ở thời bình, tinh thần yê nước được thể hiện qua sự cố gắng vươn lên., dựng xây đất nước từng ngày vì mong muốn đất nước yên bình, ổn định, văn minh, phát triển và sánh ngang  với các cường quốc năm châu. Ta có thể kể đến như ông Phạm Nhật Vượng đã đầu tư tài sản của mình để tạo nên 1 thương hệu xe, điện thoại và trường Đại học lớn nhất Việt Nam để có thể chứng tỏ, nước Việt Nam cũng có những sản phẩm công nghệ, nền giáo dục lớn mạnh mà không cần đến các nước khác. Còn trong thời chiến. khi nước ta chưa ổn định như bây h mà ai ai cũng phải giữ tinh thần quyết tâm chống giặc thì lòng yêu nước lại thể hiện qua tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm, lòng quyết tâm đấu tranh chống quân thù và mong ước đất nước bền vững muôn đời. Về lại quá khứ, bước vào kỉ nguyên đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ta có thể nghe thấy tiếng đọc bài thơ phát ra từ trong đề thờ của hai anh em Trương Hồng, Trương Hát tiếng đọc bài thơ SNNN:

“Trích thơ”

Đây đc coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta vì nó khẳng định chủ quyền của nước ta. Ngay từ câu đầu, bài thơ đã khẳng định chắc nịch với địch rằng, nước họ có vương thì nước ta cũng có đế, chủ quyền ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Hơn nữa, chuyển quyền đó cũng là do sách trời định đoạt, nếu có ý định cướp lấy nó thì tức là đi trái với tự nhiên, là hành động sai trái. Do đó, nếu Trung Quốc có sai người đến để đô hộ thì nhất định sẽ phải tan vỡ, nhận lấy hậu quả. Cùng giọng thơ đanh thép, hùng hồn, bài thơ đã làm lung lây ý chí quân giặc, làm cho chúng lo sợ. Ta quả không ngoa nếu bảo bài thơ cũng là một “binh lính” có nhiệm vụ là đánh vào lòng quyết tâm xâm lược Đại Việt, góp phần tạo nên một chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc. (phân tích thêm nếu muốn hay và dài hơn)

Bước ra khỏi triều Lý. ta đến với triều đại gần với bây giờ hơn- triều Trần. Thời bấy giờ nổi tiếng với 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Trong trận chiến lần thứ 2, trận mà quân ta phải đối phó với nhiều quân giặc nhất-~50 vạn quân. Vậy mà quân ta vẫn thắng lợi, còn tạo nên nhiều trận đánh, trong đó nổi bật có trận Hàm Tử và Chương Dương. Để ăn mừng, TQK đã viết 1 bài thơ như sau:

“Trích thơ”

Không giống như SNNN, PGVK lại thể hiện ước mơ về một đất nước muôn đời thái binhg, trường tồn mãi mãi, không một đội quân xâm lược nào có thể đánh được. Mở đầu bài ông giới thiệu  hai trận đánh, sử dụng thêm phép đảo ngữ, đối xứng và động từ mạnh “đoạt”, “cầm”, bài thơ đã tạo nên 1 không khí oanh liệt và sự thảm hại của kẻ thù dưới niềm tự hào của tg. Song, tác giả cũng không quyên nhắc dân là phải tu chí xây dựng đất nước, không được say mê với chiến thắng. Qua đó thể hiện mong ước về một đất nc bền vững muôn đời (phâ tích thêm nếu muốn dài hơn)

Dù thời gian ra đời cách nhau tận 2 thế kỉ nhưng SNNN và PGVK vẫn có nhiều điểm tương đồng về đều thể hiện lòng yêu nước của tác giả. Qua đây, tg gửi gấm nhiều thông điệp sâu sắc về lòng yêu nước. Hai bài thơ trên tuy ngắn, chỉ có vỏn vẹn 4 dòng, rất dễ thuộc nhưng lại góp phần tạo nên sự đa thanh đa sắc của 1 tư tưởng đẹp. Qua hai bài thơ trên, theo tôi, lời nhận xét trê là hoàn toàn đúng đắn

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247