a, Trích trong "Ý nghĩa của văn chương" của tác giả Hoài Thanh.
b,
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: vì văn chương
- Tác dụng: bổ sung thông tin về nguyên nhân cho câu văn
c,
Đây là câu chủ động
--> Chuyển thành câu bị động: Ta được gây những tình cảm ta không có nhờ văn chương, được luyện những tình cảm ta sẵn có cũng nhờ văn chương
d,
Cụm C-V: ta không có, ta sẵn có
Cụm C-V giữ vai trò làm vị ngữ trong câu
- Cụm từ: những tình cảm ta không có, những tình cảm ta sẵn có
e,
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng có ý kiến "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Quan điểm này có nghĩa là những tác phẩm văn học sẽ tạo dựng cho con người những tình cảm mới mẻ trong cuộc sống, đồng thời rèn giũa và tăng cường, bồi đắp cho con người những tình cảm mà ta đã sẵn có ở trong cuộc sống hàng ngày. Về việc gây cho con người những tình cảm không có, ta có thể kể đến đó là tình yêu nước, tình cảm đối với những người nông dân thấp cổ bé họng. Hàng loạt những tác phẩm trung đại Việt Nam như "Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh, Thiên trường vãn vọng" bằng giọng điệu hào hùng, khí phách, đã tạo dựng được niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào đối với truyền thống đánh giặc vẻ vang của dân tộc cũng như lòng yêu nước cho người đọc. Hay qua những tác phẩm văn học dân gian như: ca dao than thân, ta hoàn toàn cảm thấy xót xa và thương cảm cho những người nông dân thấp cổ bé họng có số phận chỉ tựa như con tằm nằm nhả tơ mà thôi. Về việc gây cho con người những tình cảm sẵn có, ta có thể kể đến đó là tình cảm gia đình. Qua văn bản "Cổng trường mở ra" hay văn bản "Mẹ tôi", ta sẽ cảm thấy xúc động biết nhường nào về tình cảm của những người mẹ dành cho con của họ, để từ đó cảm thấy yêu thương và trân trọng mẹ của mình đến nhường nào. Tóm lại, ý nghĩa của văn chương đó chính là gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có trở nên sâu sắc và rực cháy hơn nữa.
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản Ý nghĩa văn chương. Tác giả là Hoài Thanh.
b. Các trạng ngữ:
_ Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng. TD: Bổ sung ý nghĩa cho núi non hoa cỏ.
_ Từ khi có người lấy. TD: Bổ sung ý nghĩa cho tiếng chim, tiếng suối.
c.
_ Là câu chủ động.
_ Biến đổi: Ta được văn chương gây cho những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
d. Văn chương( C ) / gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ( V )
e.
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thủy trong"Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trong suy nghĩ và lối sống mà tư tưởng yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247