Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Em hãy phân tích 2 câu thơ đầu bài thơ...

Em hãy phân tích 2 câu thơ đầu bài thơ Ngắm trăng để làm rõ tâm trạng của Bác trước cảnh trăng đẹp bằng 1 đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu. Chỉ ra câu cảm thán c

Câu hỏi :

Em hãy phân tích 2 câu thơ đầu bài thơ Ngắm trăng để làm rõ tâm trạng của Bác trước cảnh trăng đẹp bằng 1 đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu. Chỉ ra câu cảm thán có trong đoạn văn. Giúp mình nhé, tuần sau thi r. Cảm ơn nhiều ạ!

Lời giải 1 :

Thông thường, người ta ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, thâm hồn thư thái. Bác Hồ của chúng ta lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh khác thường, ngắm trăng tong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. "Trong tù không rượu cũng không hoa". Đối lập với cảnh nhà tù, ở bên ngoài là một đêm trăng đẹp. Một câu hỏi được đặt ra là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?" (ở phần dịch nghĩa). Câu hỏi được đặt ra tự nhiên ấy cho thấy lòng yêu thiên nhiên say đắm và khát khao được thưởng thức cái đẹp của Bác Hồ. Sự bối rối, xốn xang làm cho tâm hồn của Bác không thể nào hững hờ trước vẻ đẹp kì diệu của ánh trăng đêm ấy. Ôi! Ánh trăng thật là đẹp.  (cảm thán)

Thảo luận

-- cảm ơn ạ!
-- Bình chọn câu trả lời hay nhất cho mình nha bạn. chúc bạn thi tốt
-- dạ cảm ơn ạ

Lời giải 2 :

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Người đã để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị nhưng nổi bật nhất là "Ngắm trăng". Bài thơ cho thấy tình yêu trăng đến say mê của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. Điều này được thể hiện rõ nét qua hai câu thơ đầu của bài. Mặc dù Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đoạ đày nơi ngục lạnh mà tâm hồn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng: "Ngục trung vô tửu diệc vô hoa/Đối thủ lượng tiêu nại nhược hà". Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa. Đây đúng là một hoàn cảnh thật là đặc biệt. Thật là trớ trêu! Trong tù làm gì có rượu và hoa - là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Nhưng ở đây, thi sĩ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù mà bản thân bị đày đoạ cực khổ, phải sống cuộc sống “khác loài người”, không phù hợp với thú thưởng nguyệt thanh cao. Làm gì có rượu và hoa để thưởng trăng? Chẳng có nhà tù nào lại “nhân đạo” đến mức mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng. Ý thơ chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, thí sĩ bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn. Hơn thế nữa, giữa chốn lao tù, cái không rượu chổng lên cái không hoa .. ,hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả, nhưng trong trái tim yêu đời thiết tha của Bá , cảm hứng vẫn dạt dào , nồng đượm khiến Người phải thốt lên:" Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. Vầng trăng tròn đầy, ngời sáng kia như thúc giục, mời gọi thì nhân hãy ra giữa chốn tự do mà chiêm ngưỡng, mà bầu bạn với trăng. Thật vậy, bài thơ Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên tha thiết của thi sĩ Hồ Chí Minh, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. 

=> Câu cảm thán: Thật là trớ trêu!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247