Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai...

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối của bài thơ " Ngắm Trang " Làm giúp nhình nha (-_-) câu hỏi 3857675 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối của bài thơ " Ngắm Trang " Làm giúp nhình nha (-_-)

Lời giải 1 :

Tham khảo ạ !!

Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn. Phải chăng trăng đã thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù?Thật vậy Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp, đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng.Chao ôi! phải tinh tế biết bao Bác đã vẻ nên một khung cảnh tuyệt đẹp dưới sự giao hoà giữa người và trăng. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên.  Tóm lại, hai câu thơ cuối này không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Thảo luận

-- cảm ơn bạn nha
-- ko có gì

Lời giải 2 :

2 câu thơ cuối trong bài thơ "Ngắm trăng" của vị chủ tịch HCM đáng kính có sd phép nhân hóa và cấu trúc đăng đối đã cho thấy sự giao hoà tuyệt đối giữa con người và thiên nhiên:" Nhân hướng...thi gia". Câu thơ ấy đã thể hiện trăng và người như hóa thành 1, đồng điệu cùng 1 tâm hồn. Bác như đã vượt ra khỏi chốn tù lao chật hẹp, vượt qua song sắt của cái nhà lao tù túng để rồi hòa mik cùng vs vầng trnagw ở trên cao, để thả hồn vs thiên nhiên, vsver đẹp của đêm trăng. Và vầng trăng ấy cũng như chủ động vượt qua song sắt để tìm đến vs con người yêu trăng và để giao hòa cùng nhau. Qua những câu thơ trên, ta thấy rằng xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam hãm đc thân thể Bác chứ ko thể ngăn cản đc tâm hồn thanh cao rộng mở với tonhf yêu thiên nhiên và khát vọng tự do tha thiết. Ko chỉ vậy, bài thơ này còn thể hiện phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người c/sĩ cách mạng: trong hoàn cảnh tù ngục tối tăm, bị kìm kẹp bởi xiềng xích gông cùm, thế mà Bác vẫn ung dung ngồi ngắm trăng, vẫn điềm tĩnh ngắm nhìn vầng trăng qua khe cửa sổ. Đó là biểu hiện của 1 tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và 1 ý chí mạnh mẽ trước cuộc đời. Ôi, phong thái và tâm hồn của vị chủ tịch HCM thật ung dung và lạc quan lm sao!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247