Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 ĐỀ 3: Cho hai câu thơ: Đất nước Bốn ngàn...

ĐỀ 3: Cho hai câu thơ: Đất nước Bốn ngàn năm không nghi (Chúng con chiến đấu cho con người sống mãi Việt Nam ơi, Nam Hà) Câu 1: Những câu thơ trên gợi cho

Câu hỏi :

giúp mik với cần gắp lắm ạ

image

Lời giải 1 :

Câu 1:

Những câu thơ gợi cho em liên tưởng tới khổ thơ thứ ba của bài Mùa xuân nho nhỏ.

               Đất nước bốn ngàn năm

               Vất vả và gian lao

               Đất nước như vì sao

              Cứ đi lên phía trước.

Câu 2:

Biện pháp tu từ so sánh : "như".

->Mùa xuân là biểu tượng chỉ sự khởi đầu một thời kì mới của đất nước - một sự khởi đầu nhiều hứa hẹn . Cảm xúc của nhà thơ là cảm xúc lạc quan,tin tưởng, ngợi ca sức sống của quê hương đất nước khi mùa xuân về.

Câu 3:

Sang khổ thơ thứ ba , những cảm xúc về mùa xuân nhường chỗ cho những suy ngẫm về đất nước trong chiều dài lịch sử . Cảm nhận về lịch sử , nhà thơ không nhắc đến những chiến công, cũng chẳng nhắc đến bi kịch thăng trầm của đất nước mà chỉ khái quát một điều giản dị : Vất vả và gian lao . Câu thơ này đã gợi hình ảnh đất nước giống như người mẹ thầm lặng mà kiên cường . Vất vả và gian lao bởi lịch sử hàng ngàn năm của đất nước cũng là lịch sử chống chọi với thiên tai, địch họa để sinh tồn . Và cũng chính lịch sử sinh tồn lại chứng minh một sức sống bất diệt của đất nước . Sức sống ấy bắt nguồn từ những gì thật giản dị,nhỏ bé, cũng như mùa xuân được làm nên từ cánh hoa tím biếc, từ tiếng chim chiền chiện hót vang trời , từ lộc xuân trên lưng người cầm súng,trên mảnh đất của người ra đồng,... Viết bài thơ này khi đất nước mới giải phóng, còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhà thơ vẫn vững lòng tin tưởng Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước . Vì thế  , mùa xuân còn là biểu tượng chỉ sự khởi đầu một thời kì mới của đất nước - một sự khởi đầu nhiều hứa hẹn . Cảm xúc của nhà thơ là cảm xúc lạc quan,tin tưởng, ngợi ca sức sống của quê hương đất nước khi mùa xuân về.

Phép nối : từ vì thế , quan hệ từ" còn" "nhưng".

Câu ghép :< câu đầu đoạn>

Cho mình câu tlhn:>

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1: Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng đến hổ thơ thứ ba trong bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. 

"Đất nước bốn nghìn năm

 Vất vả và gian lao

 Đất nước như vì sao

 Cứ đi lên phía trước".

Câu 2: Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên:

-Nhân hóa: Đất nước vất vả và gian lao, đi lên phía trước. Nhân hóa đất nước như con người có những hành động, phẩm chất vô cùng kiên cường, bất khuất. 

-> Làm cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân thuộc, gắn bó với con người.

- So sánh: Đất nước như vì sao

-> Ca ngợi đất nước đẹp, lung linh và tỏa sáng với nét đẹp trường tồn với thời gian.

Câu 3: 

Hình ảnh "đất nước" hiện lên qua khổ thơ thứ ba trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải thật/ rạng rỡ, không chỉ vậy hình ảnh đất nước/ thật đẹp và vĩ đại biết bao. Từ xưa đến nay, đất nước vẫn luôn luôn ở đó, tồn tại suốt bốn nghìn năm. Bốn nghìn năm ấy chính là cả một quãng thời gian trường kì gian khổ của dân tộc, biết bao máu và nước mắt để đánh đổi. Tính từ "gian lao, vất vả" như một lời khẳng định về những gian nan, khó khăn mà lịch sử dân tộc ta đã trả qua.  Mặc dù, vất vả, gian lao như vậy nhưng vẻ đẹp của đất nước chưa bao giờ bị mất đi. Đất nước vẫn luôn tỏa sáng, lung linh, rạng rỡ như một vì sao sáng chói. Nhờ sức mạnh của dân ta, đất nước hùng dũng, hiêng ngang tiến về phía trước, vượt qua mọi bão tố.

-> Câu ghép là câu đầu tiên của đoạn.

-> Phép nối: Quan hệ từ: Không chỉ vậy; mặc dù...nhưng

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247