Câu 1:
a) - Địa hình:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
b) - Dân cư:
+ Mật độ dân số thấp nhất thế giới
+ Dân số phân bố không đều
+ Hầu như là người nhập cư
+ Người bản địa thì ít ( tầm khoảng 20%)
c) * Kinh tế:
- Nền kinh thế cũng phát triển ko đều :
+ Ở ô–xtrây-li-a và niu di-len là hai nước phát triển nhất
+ Còn lại thì đang phát triển
ℭℌÚℭ 𝔅Ạ𝔑 ℌỌℭ 𝔗Ố𝔗
#𝓭𝓸𝓽𝓱𝓲𝓽𝓻𝓪𝓶𝔂
– Mật độ dân số:
+ Toàn châu lục: thấp (3,6 người/km2), dân cư thưa thớt.
+ Mật độ dân số cao nhất: Va-nu-a-tu, thấp nhất: Ô-xtrây-li-a. Các nước có mật độ dân số thuộc loại cao là Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
– Tỉ lệ dân thành thị:
+ Toàn châu lục: tương đối cao (69%).
+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở Ô-xtrây-li-a (85%), tiếp đến là Niu Di-len (77%); thấp nhất là ở Pa-pua Niu Ghi-nê.
Nhận xét chung: Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp, phân bố không đều; tỉ lệ dân thành thị thuộc vào loại cao trên thế giới.
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu thống kê (trang 148 SGK), nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương.
Trả lời:
Trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia thuộc châu Đại Dương không đều nhau.
– Nước có trình độ phát triển kinh tế cao nhất châu lục là Ô-xtrây-li-a (GDP/người cao nhất; trong cơ cấu thu nhập quốc dân, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao (71%). Tiếp đến là nước Niu Di-len.
– Nước có trình độ phát triển kinh tế thấp là Pa-pua Niu Ghi-nê.
II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
Câu 1. Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương.
Trả lời:
– Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.
– Phân bố dân cư không đều:
+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.
+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.
– Tỉ lệ dân thành thị cao.
– Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.
+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương.
+ Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thê” kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.
Câu 2. Nêu khác biệt về kinh tê của Ồ-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương.
Trả lời:
– Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len: nền kinh tê” phát triển.
+ Thu nhập bình quân đầu người cao (Ồ-xtrây-li-a: 20.337,5; Niu Di-len: 13.026,7).
+ Nổi tiếng về xuất khẩu: lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa,…
+ Các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chê” biến thực phẩm,… rất phát triển.
– Các quốc đảo còn lại: đều là những nước đang phát triển.
+ Kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.
+ Các mặt hàng xuất khẩu chính: khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt,…), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuối, vani,…), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai,…), gỗ.
+ Trong công nghiệp, phát triển nhất là ngành chế biến thực phẩm.
III. CÂU HỎI TỰ HỌC
1. Trong sô các quốc gia: Pa-pua Niu Ghi-nê, Ô-xtrây-li-a, Va-nua-tu, Niu Di-len, có mật độ dân số thấp nhất là
A. Pa-pua Niu Ghi-nê. B. Va-nua-tu
C. Ô-xtrây-li-a. D. Niu Di-len.
2. Khoáng sản nào ờ châu Đại Dương có trữ liùợng chiếm tới 1 /3 trữ lượng thế giới:
A. Niken. B. Bôxít. C. Vàng. D. sắt.
3. Nét tương đồng giữa đặc điểm dân cư châu Mĩ với dân cư châu Đại Dương biểu hiện ở:
A. Tỉ lệ người gốc Âu rất cao. B. Tỉ lệ người gốc Phi rất thấp,
C. Người gốc bản địa ngày càng táng. D. Người lai ngày một giảm.
4. Hai nước có nền kinh tế phát triển ở châu Đại Dương là:
A. Ô-xtrây-lia, Niu Di-len.
B. Pa-pua Niu Ghi-nê, Ồ-xtrây-li-a.
C. Va-nu-a-tu, Niu Di-len
D. Niu Di-len, Va-nu-a-tu
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247