Nếu như ca dao là dòng nước mát lành tưới mát, nuôi dưỡng tâm hồn con người thì tục ngữ chính là túi khôn dân gian là kho tàng tri thức quý báu mà mỗi người dân Việt Nam vẫn luôn trân trọng và học hỏi. Một trong những câu tục ngữ quen thuộc và đầy giá trị đó chính là có công mài sắt "Có ngày nên kim".
Câu tục ngữ xuất phát từ một câu truyện ngụ ngôn nọ. Khi mà một cậu bé đang đi trên đường, thấy một bà cụ đang lúi húi làm gì đó khi được hỏi, bà cụ trả lời rằng đang mài sắt thành kim cậu bé ngạc nhiên và không tin với câu trả lời của bà cụ. Ngày qua ngày có một lần cậu bé quay trở lại. Thanh sắt to hôm nào đã biến thành một cây kim nhỏ xíu rồi. Cậu bé rất khâm phục bà cụ và đã hiểu ra một điều: Thì ra chỉ cần kiên trì và cố gắng, không bỏ cuộc thì một ngày không xa chúng ta sẽ đạt được thành công và những điều ta mong muốn. Đó chính là sức mạnh của sự kiên trì nhẫn nại.
Đã có "công mài sắt", ắt có ngày sẽ "nên kim". Công việc mài sắt hay làm bất cứ chuyện gì, không phải ngày một ngày hai là có thể làm xong. Có những chuyện là cả một hành trình lâu dài mà ta cần phải có sự bền bỉ và kiên nhẫn. Biết nhẫn nại, chúng ta sẽ tích góp từng chút, tứng chút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện và phát trển bản thân. Đó là khi sau hơn hai nghìn thí nghiệm thất bại, Ê-đi-sơn vẫn không từ bỏ. Vì điều đó đã giúp ông biết có hơn hai nghìn chất không thể làm được dây tóc bóng đèn. Và hơn thế nữa, đối với ông hai nghìn thí nghiệm thất bại đấy trong miệng mọi người đối với ông đó là hai nghìn lần thành công để cho ra bóng đèn dây tóc đầu tiên xuất hiện thắp sáng cả nền văn minh nhân loại. Chúng ta đã bước sang một kỷ nguyên mới hiện đại hơn.
Sau thất bại mà vẫn không chịu từ bỏ, mỗi người lại có những kinh nghiệm, bài học, là một lần nhìn lại mình và rèn luyện hơn ở ý chí và nghị lực. Mười hai lần bị các nhà xuất bản từ chối đã rèn luyện cho JK Rowling sự nghị lực, ý chí không từ bỏ để chúng ta có thể được thấy thế giới phép thuật Hary Potter thần kì đến vậy! Không phải chỉ trong việc lớn, việc nào cũng như nhau cả thôi. Nhờ sự chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, ý chí quyết tâm của một dân tộc mà chúng ta đã làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Từng ngày rèn luyện, chăm chỉ, như cây đàng dần hút chất dinh dưỡng để trưởng thành, đến một lúc ta sẽ thấy mình khác trước rất nhiều. Điều đó chẳng phải thật tốt hay sao. Có được chiếc kim ấy, đó là sự chứng nhận cho thành quả của sự kiên trì, nỗ lực của chúng ta và cũng là thứ vũ khí để đam thủng những khó khăn và rào cản. Hình ảnh cây kim là biểu tượng của sự đi lên, biến đổi từ miếng sắt khổng lồ, cồng kềnh mà trên đường đi ta bỏ bớt những nối sợ hãi, những gánh nặng, sự lười biếng để chắt lọc và trở nên tốt đẹp hơn.
Nếu như không dụng công mài sắt, sẽ chẳng có ngày thành được kim. Từ một mảnh sắt to, bạn chỉ có thể làm được chuyện của sắt, bị rèn trong lửa, làm đồ gia dụng bình thường. Nhưng mà kim lại được nâng niu và coi trọng. Nếu không biết cố gắng và nỗ lực, chúng ta chỉ mãi là người đi phía sau và bị bỏ lại mà thôi. Nếu có ý định sợ khó, ngại khổ mà bỏ cuộc giữa chừng, không thể cố gắng vì lí tưởng của mình thì càng đáng buồn hơn. Cuộc sống có mấy lần ta được sống là chính mình, sống cho chính mình. Tại sao ta lại không thể cố gắng và thử một lần những điều mà ta chưa từng dám thử. Bài học về sự nhẫn nại và kiên trì đến bây giờ vẫn chưa hết hết giá trị. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, giới trẻ ngày càng được bao bọc và chở che quá nhiều dễ sinh ra lười nhác và không chịu cố gắng. Đó là một mối lo ngại lớn của đất nước. Nhưng nếu như cứ cố gắng một cách mù quáng, không biết điểm dừng cho việc của mình thì đó cũng không phải là điều tốt.
Cần biết cân bằng giữa sự cố gắng và sự cố chấp. Như đợi én rồi xuân lại về, như đợi rượu chín rồi hãy uống, đợi nhụy khai rồi hoa sẽ nở. Những nỗ lực không ngừng của bạn, rồi một ngày sẽ được đền đáp. Hãy luôn tin tưởng là như thế.
Chúc bạn học tốt
`text{#lam9059}`
"Có công mài sắt, có ngày nên kim” - một hình ảnh mang tính biểu tượng với lời khuyên con người cần có được sự kiên trì, ý chí quyết tâm để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính.
Qua đó, ta thấy được câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để lại lời khuyên có giá trị cho mỗi người trong cuộc sống này trên con đường chinh phục đích đến thành công.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247