Từ xa xưa cho đến hiện tại, người Việt Nam đều sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là một cách sống đúng đắn, tốt đẹp và vô cùng phù hợp với truyền thống của dân tộc.
Đầu tiên, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn khuyên nhủ con người cần phải có lòng biết ơn và trân trọng đối với những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.
Chúng ta có thể khẳng định rằng, lòng biết ơn chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong quá khứ, ông cha ta vẫn thường căn dặn con cháu phải luôn ghi nhớ công ơn của các vua Hùng:
“Nhớ ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Không chỉ vậy, trong suốt lịch sử dân tộc, chúng ta đã chứng kiến biết bao bậc anh hùng đã hy sinh để giành lại độc lập cho đất nước. Nhân dân ta đã thể hiện lòng biết ơn bằng cách lập đền thờ để tưởng nhớ họ. Còn ở hiện tại, nhiều hoạt động ý nghĩa thể hiện tấm lòng biết ơn như: những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Bên cạnh đó, những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, cố gắng học tập tốt… đều đã thể hiện được truyền thống biết ơn của dân tộc ta.
Trong cuộc sống, những thành quả có được là nhờ sức lao động bền bỉ của con người. Như hoa thơm, quả ngọt trên cành, dẫu có tự nhiên nhưng thơm ngọt là nhờ có sự vun xới của con người. Người trồng cây là người gieo giống vun trồng đổ mồ hôi công sức để cây ra hoa kết trái. Không có người trồng cây thì không có cây xanh, không có trái ngọt. Từ trồng cây đến khi cây có trái là một quá trình lâu dài đầy vất vả, gian nan của người trồng cây. Vì vậy khi được ăn quả thì người ăn quả không thể không nhớ người trồng cây. Chính vì vậy, người ăn quả là người hưởng thụ, được sử dụng thành quả do người khác tạo ra thành quả mang lại mà bản thân họ không phải tốn công sức thì khi sử dụng các thành quả đó, ta không thể không nhớ ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng. Biết ơn người đã cho ta điều tốt đẹp là lối sống phù hợp với đạo lý làm người của dân tộc. Ngược lại khi được hưởng thành quả lao động hay có được hạnh phúc do người khác đem lại mà ta không biết đến sự đền ơn đáp nghĩa là trái đạo lí, trở thành kẻ vô ơn, bạc nghĩa nhất định phải lên án.
Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một bài học đạo đức sâu sắc, một lời khuyên chân thành có tính giáo dục cao đối với mọi thế hệ. Chúng ta hãy ghi nhớ câu tục ngữ để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
Sống theo đạo lí tốt đẹp là một phần bản sắc của con người Việt Nam. Chúng ta có thể tự hào về những truyền thống đạo lí tốt đẹp như: yêu nước, lòng tự trọng, lòng thương người, đoàn kết,...Một trong số đó là lòng biết ơn. Diều này được thể hiện qua câu tục ngữ:" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Trước tiên ta phải hiểu rằng câu tục ngữ có nghĩa bóng và nghĩa đen. Xét về nghĩa đen" quả" là một bộ phận của cây, do nhụy hoa phát triển thành." Kẻ trồng cây" là người đã vun trồng, chăm bón cho cây tốt tươi, tạo ra hoa thơm, quả ngọt. Hành động " ăn" là thưởng thức, hưởng thụ thành quả. Như vậy, khi chúng ta ăn một trái cây nào đó ta phải nhớ đến người trồng caay và tạo ra quả. Xét về nghĩa bóng câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng khi ta đón nhận hay hưởng thụ một thành quả nào đó, ta phải nhớ đến người đã nỗ lực làm ra và tôn trọng những người đó vì họ đã đem đến một thành quả tốt đẹp cho chúng ta ngày nay.
Vậy tại sao chũng ta phải có lòng biết ơn?Bởi lẽ đó chính là tình cảm của con người, là cơ sở cuả mọi hành động tốt đẹp trên đời này.
Trải qua bốn nghìn năm văn hiến , dân tộc ta đã phải đương đầu với bao cuộc xâm lăng nào là quân Tống,Minh,Thanh,... Bao nhiêu người đã nằm xuống vì non sông đất nước. Hiện giờ ta có thể thấy rằng trên khắp đất nước đâu đâu cũng có văn miếu, chùa chiền, đền thờ, để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng liệt sĩ. Đền thờ các vua Hùng trên đất Phong Châu, Đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội,... Và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm đều được chúng ta đến thăm, chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.
Hơn hết trong các gia đình nhà nào cũng có bàn thờ tổ tin , không chỉ là nén hương mà đó còn là lòng biết ơn đối vỡi tổ tiên-những người đã hi sinh vì chúng ta, đó là tấm lòng thầm kín. Có một mối quan hệ vô hình nào đó luôn tồn tại, Nó khắng khít giữa các thế hệ với nhau. Những người đã khuấy như luôn ở cạnh người sống, luôn động viên che trở, tiếp thêm sức mạnh cho người còn sống trên quãng đường gian nan. Người sống bày tỏ lòng mình bằng cách luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Một biểu hiện thiết thực nữa của lòng biết ơn đó chính là chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh liệt sĩ, gia đình có công ới cách mạng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được nhân rộng khắp nơi. Nững ngôi nhà tĩnh nghĩa mọc lên từ miền xuôi đến miền ngược . Những tình nguyện này ngày ngày miệt mài đi tìm hài cốt của đồng đội trên các chiến trường xưa để đưa các anh về ngĩa trang liệt sĩ hoặc về quê hương để an nghỉ,.... Đó là biểu hiện của đạo lí" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Như vậy " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là truyền thống vô cùng tốt đpẹ và quý báu của dân tộc mà mỗi chúng ta cần có ý thức thực hiện, giũ gìn và phát huy nó. Bản thân chúng ta phải không ngừng nỗ lực học tập, sáng tạo để đền đáp lại những giá trị mà lớp người đi trước đã dày công xây dựng cho chúng ta hưởng thụ. Đồng thời góp phần xây dựng, kiến thiết đất nước để tạo ra những thành quả tốt đẹp cho các thế hệ đi sau, tiếp nỗi truyền thống của dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247