Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Bài “Ngắm trăng” 2. Cho biết xuất xứ và hoàn...

Bài “Ngắm trăng” 2. Cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. 3. Đối chiếu câu thơ thứ hai trong phần dịch thơ với câu thơ trong phần dịch nghĩa bài

Câu hỏi :

Bài “Ngắm trăng” 2. Cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. 3. Đối chiếu câu thơ thứ hai trong phần dịch thơ với câu thơ trong phần dịch nghĩa bài thơ (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) Hãy nêu nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó. 4. Viết đoạn văn có độ dài khoảng 8 – 10 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp trình bày những cảm nhận sâu sắc của em về bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán (đánh số câu và gạch chân câu cảm thán)

Lời giải 1 :

2.

 Xuất xứ: Bài thơ Ngắm trăng được trích từ tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Bác viết bài thơ này để ghi lại cảm hứng lúc đi đường khi bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.

“Ngắm Trăng” là bài thơ số 20 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

4

Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn. Phải chăng trăng đã thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù?Thật vậy Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp, đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng.Chao ôi! phải tinh tế biết bao Bác đã vẻ nên một khung cảnh tuyệt đẹp dưới sự giao hoà giữa người và trăng. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên.  Tóm lại, hai câu thơ cuối này không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Câu cảm thán:Chao ôi! phải tinh tế biết bao Bác đã vẻ nên một khung cảnh tuyệt đẹp dưới sự giao hoà giữa người và trăng

Thảo luận

-- Phần câu 2 bạn ghi cả đi đường kìa
-- sorry đánh máy nha quá nên để tui sửa lại

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247