Trang chủ Sinh Học Lớp 7 Lập hộ mik bảng kết quả nuôi giun sau 7...

Lập hộ mik bảng kết quả nuôi giun sau 7 ngày ạ (Vd: Ngày 1 đất nuôi giun như thế nào, giun có hành động gì, Ngày 2... câu hỏi 3060436 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Lập hộ mik bảng kết quả nuôi giun sau 7 ngày ạ (Vd: Ngày 1 đất nuôi giun như thế nào, giun có hành động gì, Ngày 2...

Lời giải 1 :

Đáp án+Giải thích các bước giải: bạn tự xem ý mà kẻ bảng nha

Chuẩn bị nền đệm, giun giống ban đầu: Lấy 7 phần phân trâu, bò để hoại trộn đều với 3 phần rơm rạ hoặc lá cây khô (trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có độc tố cao) chặt ngắn và ủ thành đống khoảng 7-1 0 ngày. Sau đó lấy chất này trộn lại, rải đều vào ô chuồng nuôi giun có độ dày 10-15cm. Khi chuẩn bị ô chuồng xong thì thả, rắc giun giống vào theo một đường thăng giữa ô luống đó; giun sẽ tự phân tản ra đều bề mặt. Lấy bao tải cũ hoặc chiếu cói rách đậy lên bề mặt ô chuồng giun để tạo bóng tối, rồi lấy ô roa tưới nước lên trên bề mặt sao cho chất nền đệm ở dưới được ướt đẫm đều.

Nuôi dưỡng, chăm sóc giun: Thức ăn nuôi giun là các loại phân tươi trâu, bò, lợn, dê, thỏ. Nếu sử dụng phân dê, thỏ thì phải dội nước rửa cho sạch nước tiểu trước khi cho giun ăn. Cứ 3-5 ngày lại cho giun ăn một lần bằng cách rải đều lên bề mặt ô chuồng giun một lớp phân dày 3-5 cm. Hàng ngày, cần tưới nước 1 -2 lần đảm bảo lớp phân trong ô chuồng giun luôn luôn có độ ẩm. Cần có biện pháp che đậy, rào dậu để chống chó, gà, vịt, chim, chuột, cóc, kiến… vào bới, ăn giun. Nếu có kiến thì lấy lửa đốt xông trên bề mặt, kiến sẽ bò đi hết ngay.

Thu hoạch giun: Sản lượng giun phụ thuộc vào chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng; trong 4 tháng có thể thu được 3-5 kg giun/1 m2.. Sau khi thả giun giống 2 tháng thì bắt đầu thu hoạch tỉa dần. Khi thu hoạch, mở tấm che phủ ra, nhanh chóng dùng tay vơ, bốc lớp giun lẫn phân trên bề mặt bỏ vào chậu, một lúc sau giun chui xuống đáy chậu, hớt lớp phân ra còn lại giun quấn lấy nhau. Sau 5 tháng, khi lớp phân giun ở đáy ô đầy lên và lèn chặt, mật độ giun lớn lên, giun sinh sản chậm đi, thì ta có thể thu hoạch toàn bộ giun. Khi thu hoạch toàn bộ, ta xúc hót tất cả lớp phân (thức ăn giun) còn xốp ở phía trên lẫn cả giun đổ thành đống trên sân hoặc đổ vào chậu lớn. Sau 1-2 tiếng giun chui xuống dưới, hớt lọc dần lớp phân đi để làm chất đệm nuôi giun đợt tiếp; vì trong đó vẫn còn giun con và trứng giun. Lớp phân giun ở đáy ô được sử dụng để bón cây trồng.

Chế biến và sử dụng giun: Nếu nuôi gả, vịt, ngan, chim, cá… thì cho ăn sống. Nếu nuôi lợn thì nấu chín hoặc chế biến thành bột trộn với cám. Khi thu hoạch lượng giun lớn thì nên phơi khô hoặc rang khô rồi giã, nghiền thành bột, cho vào túi ni lông dự trữ ăn dán.

Thảo luận

-- sai rồi
-- Um mik bik cái này lấy trên gg nhưng vẫn sai .-. Các bạn k thể trả lời có tâm hơn ak =v

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247