Em xin kể về phong trào quyên góp cứu trợ nhân dân các nước bị thảm hoạ sóng thần xảy ra vào cuối năm 2004.
Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm cũ. Nhân dân toàn thế giới đang náo nức chuẩn bị đón chào năm mới với bao điều hứa hẹn đang chờ phía trước. Bỗng nhiên, trời đất nổi cơn giận dữ. Bão tố, cuồng phong, sóng thần, động đất... bất ngờ ập đến, tàn phá bao cơ sở vật chất và cướp đi sinh mạng hàng vạn con người. Đau thương, tang tóc trùm lên cuộc sống. Cả nhân loại bàng hoàng, đau đớn và ngay sau đó đã nhanh chóng tổ chức phong trào cứu trợ, giúp đỡ nạn nhân các vùng bị thiên tai.
Thay mặt nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã kịp thời gửi điện chia buồn. Phong trào quyên góp được phát động rộng rãi trong cả nước. Xem tivi, em thấy các vị lãnh đạo cao cấp ủng hộ đầu tiên. Rồi các cơ quan, đoàn thể, công an, quân đội, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp... nhiệt tình hưởng ứng.
Trường Tiểu học Lương Văn Can của chúng em trong tiết chào cờ sáng thứ hai, thầy Hiệu trưởng đã phát động phong trào quyên góp. Không khí trong trường, trong lớp khác hẳn mọi ngày, ở đâu cũng bàn tán xôn xao về hậu quả khủng khiếp của thiên tai mà bao người đang phải hứng chịu.
Sáng thứ ba, mấy chục bạn học sinh 5A mang theo "heo đất" đến lớp. Một cuộc "mổ heo" diễn ra nhanh chóng. Được bao nhiêu tiền, các bạn đóng góp hết cả. Với số tiền dành dụm suốt năm được hai trăm ngàn, em định để may quần áo mới và mua chiếc cặp mới, nhưng lúc này, em sẵn sàng đóng góp để chia sẻ hoạn nạn với mọi người.
Chẳng mấy chốc, việc quyên góp đã xong. Trên bàn cô giáo, đống tiền xu để riêng, đống tiền giấy để riêng. Các bạn tổ trưởng ghi danh sách của tổ mình. Dù nhiều, dù ít, không bạn nào là không đóng góp.
Cô giáo tuyên bố thu được tổng cộng là 3.745.000 đồng. Một con số thật "bất ngờ". Cô giáo khen ngợi chúng em đã nhiệt tình ủng hộ phong trào. Cả lớp vỗ tay vang dội. Những gương mặt ửng hồng, những ánh mắt long lanh xúc động trông thật đáng yêu!
Chúng em thực sự thông cảm và chia sẻ đau thương, mất mát với những người bị nạn, nhất là các bạn thiếu nhi. Số tiền chúng em đóng góp tuy chưa nhiều nhưng nó thể hiện tình cảm chân thành và ước mong mang lại chút an ủi, động viên đối với các nạn nhân, làm vơi bớt nỗi khổ của họ. Phong trào quyên góp cứu trợ này cũng thể hiện truyền thống nhân ái, thương người như thể tnương thân rất đáng quý của dân tộc Việt Nam.
Đất nước ta hàng năm phải hứng chịu biết bao cơn bão và mỗi khi cơn bão đi qua đã để lại rất nhiều khó khăn cho những người dân vùng lũ. Cơn bão số 12 vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề nhưng nhờ có sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái, đặc biệt của các nước trên thế giới đã chia sẻ phần nào những tổn thất. Trong đó, đất nước Liên bang Nga đã khiến em cảm thấy khâm phục và ngưỡng mộ bởi sự trợ giúp rất nhiệt tình và cấp thiết.
Ngày 4 tháng 11 năm 2017, cơn bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) đổ bộ vào vùng Nam Trung Bộ và quét qua một phần vùng Tây Nguyên. Cơn bão với sức gió mạnh đã làm 27 người chết, 22 người mất tích, hơn 500 ngôi nhà bị đổ sập cùng nhiều thiệt hại nặng nề khác. Chỉ qua một đêm càn quét, nhiều người dân đã mất nhà cửa.
Ngày 7/11, Tổng thống Nga Putin sang Việt Nam để tham gia một cuộc họp. Sau khi nghe được tin tức về ảnh hưởng của cơn bão số 12 với người dân Việt Nam, ông đã chỉ thị hỗ trợ Việt Nam khoản tiền 5 triệu đô-la Mĩ để khắc phục thiệt hại do bão Damrey. Không những vậy, một máy bay của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã chở theo hàng cứu trợ nhân đạo để giúp đỡ những người dân vùng bão lụt tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổng thống Nga còn kêu gọi các quốc gia trong Hiệp hội Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương cùng thể hiện tinh thần đoàn kết với Việt Nam, cứu trợ và giúp đỡ những người dân vùng lũ vượt qua khó khăn. Vì vậy, sau Liên bang Nga còn có các quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc… đã cùng trợ giúp về tiền và lương thực.
Qua câu chuyện trên, chúng ta càng thêm cảm phục tinh thần hữu nghị của người dân Nga – “một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Nước Nga đã thể hiện tấm lòng nhân ái với nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn. Sự giúp đỡ đó càng khiến bao người dân Việt Nam càng thêm tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước sẽ luôn chân thành, bền vững, sâu sắc dù thời gian có đổi thay.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247