Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
- Không gian, thời gian, cảnh vật:
+ Không gian cửa bể mênh mông, rộng lớn
+ Thời gian: chiều hôm. Trong ca dao, thơ ca, thời điểm chiều tà là thời điểm dễ khiến con người buồn, nhớ (dẫn chứng một vài câu thơ, câu ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều…)
+ Cảnh vật: chỉ có bóng con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, càng khiến không gian trở nên mênh mông, cô quạnh, không một bóng người.
- Nghệ thuật: đảo ngữ thấp thoáng lên trước, cùng từ láy xa xa làm tăng thêm cảm giác xa xôi, nhỏ bé của con thuyền, tăng cảm giác cô độc của nhân vật.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
- Hình ảnh ẩn dụ: hoa trôi trên dòng nước ẩn dụ cho thân phận người con gái chìm nổi trên dòng đời. Kiều nhìn cánh hoa trôi mà cảm thương cho số phận chìm nổi lênh đênh của mình.
+ Liên hệ với ca dao: Thân em như thể bèo trôi/ Sóng dập gió dồi biết tựa vào đâu; Thân em như thể cánh bèo/ Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi…
⇒ Cánh hoa, cánh bèo, cánh lục bình… đều ẩn dụ cho sự mong manh, yếu đuối, không thể tự định đoạt của thân phận người con gái trong xã hội phong kiến. Sóng, dòng nước ẩn dụ cho cuộc đời.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
- Màu sắc của cảnh vật:
+ “Rầu rầu”: màu sắc ảm đạm, úa tàn
+ “Xanh xanh”: ý nói không gian không có sự sống con người, trời đất lẫn vào nhau một màu xanh.
⇒ Tâm trạng mệt mỏi chán chường của Thúy Kiều, nhìn đâu cũng thấy sự ảm đạm, thê lương; câu thơ tiêu biểu cho thủ pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ).
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
- Âm thanh dữ dội của sóng, gió gợi sự kinh hãi. Câu thơ như báo trước những sóng gió trong cuộc sống sắp tới với Kiều.
A, MB
- GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM: Nguyễn Du chính là đại thi hào của dân tộc VN. Các tác phẩm của ông đều thể hiện được tấm lòng thương người và trải đời sâu sắc của ông. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Truyện Kiều đã thể hiện được bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ông. Trong đó, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm trong phần Gia biến và lưu lạc đã thể hiện được hoàn cảnh tội nghiệp của nàng Kiều cùng bút pháp miêu tả tâm trạng nhân vật trên nền thiên nhiên tài tình của ông.
- 8 câu thơ cuối chính là đoạn trích mẫu mực của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn DU
B, TB
Tám câu thơ cuối đã thể hiện được tâm trạng của Kiều cũng như bút pháp tả cảnh ngụ tình tài tình của Nguyễn Du.
"Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
- Mỗi biểu hiện của cảnh vật bên bờ biển lúc này đều thể hiện và tô đậm thêm tâm trạng và cảnh ngộ đáng thương của Kiều. Điệp ngữ "Buồn trông" đã nhấn mạnh được điều đó. Kiều nhìn cánh buồm thấp thoáng giữa biển khơi rồi liên tưởng tới cuộc đời vô định, trơ trọi của mình. Khi nàng nhìn những cánh hoa tàn nát trôi giữa dòng nước lũ thì nàng tự hỏi rồi nó sẽ trôi về đâu về phương trời nào. Khi nàng nhìn nội cỏ dầu dầu ảm đạm thê lương ấy, nàng thấy đau tê tái.
- Rồi "ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" dường như là dự báo những tai họa khủng khiếp giáng xuống đầu nàng. Càng lo âu Kiều càng hãi hùng và ghê sợ. Cứ thế, từ nhìn đến nghe, "buồn trông" đến bốn lần trong một điệp ngữ và trong lời độc thoại nội tâm của nàng.
C, KB
Tóm lại, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất Truyện Kiều. Cảnh trong tình, tình trong cảnh cứ hòa quyện đan xen làm nổi bật chủ đề đoạn thơ. Bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều vì thế mà đọng mãi trong lòng người đọc.
BÀI LÀM
Nguyễn Du chính là đại thi hào của dân tộc VN. Các tác phẩm của ông đều thể hiện được tấm lòng thương người và trải đời sâu sắc của ông. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Truyện Kiều đã thể hiện được bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ông. Trong đó, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm trong phần Gia biến và lưu lạc đã thể hiện được hoàn cảnh tội nghiệp của nàng Kiều cùng bút pháp miêu tả tâm trạng nhân vật trên nền thiên nhiên tài tình của ông.
Tám câu thơ cuối đã thể hiện được tâm trạng của Kiều cũng như bút pháp tả cảnh ngụ tình tài tình của Nguyễn Du.
"Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
Mỗi biểu hiện của cảnh vật bên bờ biển lúc này đều thể hiện và tô đậm thêm tâm trạng và cảnh ngộ đáng thương của Kiều. Điệp ngữ "Buồn trông" đã nhấn mạnh được điều đó. Kiều nhìn cánh buồm thấp thoáng giữa biển khơi rồi liên tưởng tới cuộc đời vô định, trơ trọi của mình. Khi nàng nhìn những cánh hoa tàn nát trôi giữa dòng nước lũ thì nàng tự hỏi rồi nó sẽ trôi về đâu về phương trời nào. Khi nàng nhìn nội cỏ dầu dầu ảm đạm thê lương ấy, nàng thấy đau tê tái. Rồi "ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" dường như là dự báo những tai họa khủng khiếp giáng xuống đầu nàng. Càng lo âu Kiều càng hãi hùng và ghê sợ. Cứ thế, từ nhìn đến nghe, "buồn trông" đến bốn lần trong một điệp ngữ và trong lời độc thoại nội tâm của nàng.
Tóm lại, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất Truyện Kiều. Cảnh trong tình, tình trong cảnh cứ hòa quyện đan xen làm nổi bật chủ đề đoạn thơ. Bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều vì thế mà đọng mãi trong lòng người đọc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247