Bài 2:
+ Những sự vật được nhân hoá: Những thím chích choè nhanh nhảu, Những chú khướu lắm điều,Những anh chào mào đỏm dáng,Những bác cu gáy trầm ngâm.
+ Những sự vật ấy được gọi bằng: Thím,chú,anh,bác.
+ Những sự vật ấy được miêu tả bằng những từ ngữ: Nhanh nhảu,lắm điều,đỏm dáng,trầm ngâm.
Bài 4:
a) Mảnh vườn nhà bà em rất rộng.
b) Đêm rằm,bầu trời trông thật đẹp.
c) Mùa thu,bầu trời trong xanh.
d) Bức tranh đồng quê trông thật đẹp.
Bài 5:
Chủ Nhật vừa rồi, vì kết quả học tập tốt mà ba mẹ đã thưởng cho em một buổi xem xiếc đầy thú vị. Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật vô cùng tuyệt vời.
Buổi biểu diễn ở trong một chiếc lều bằng vài rất lớn với hai màu sắc chủ đạo là đỏ và vàng xen kẽ nhau, chúng được dựng lên và cố định bởi những chiếc cọc chắc chắn và dây thừng lớn. Chính giữa cổng lớn bằng inox là cánh cửa được tạo ra bằng cách cố định hai tấm vải sang hai bên. Vào bên trong là chỗ ngồi tạo thành vòng tròn bao quanh chỗ biểu diễn. Sau khi ổn định chỗ ngồi, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc mới bắt đầu trình diễn tiết mục của mình. Những tiết mục vô cùng thú vị và đặc sắc. Nào là nghệ nhân phun ra lửa, nghệ nhân hướng dẫn những con vật khác nhau như hổ, gấu, voi làm những việc tưởng chừng như không thể: đạp xe, nhảy qua vòng tròn, đi trên dây...
Không chỉ vậy còn những tiết mục gay cấn đầy hồi hộp như cắt đôi người trong một chiếc hộp rồi khi trở ra vẫn bình thường như cũ. Những tiếng khen ngợi trầm trồ đầy thán phục của khán giả vang dội khắp túp lều lớn. Sau đó là tiết mục đặc sắc nhất, là điểm nhấn của biểu diễn đêm đó: chính là tiết mục với vua của muôn loài - chú sư tử dũng mãnh. Người biểu diễn mời một vị khán giả lên cùng hợp tác, may mắn thay em được chọn. Nghệ nhân đã bảo em vuốt ve chiếc bờm của chú, và kì lạ thay, chú lại thấy rất vui vẻ thoải mái, híp mắt lại hưởng thụ chứ không hề gầm lên làm mọi người sợ hãi.
Buổi biểu diễn đã kết thúc từ lâu nhưng vẫn in dấu ấn tượng sâu đậm trong tâm trí em bởi đó là một buổi biểu diễn xiếc nghệ thuật lần đầu tiên em được xem.
+ Những sự vật được nhân hoá: chính chòe, chào mào, cu gáy, tiếng chim, bóng chim
+ Những sự vật ấy được gọi bằng: Thím, chú, anh, bác
+ Những sự vật ấy được miêu tả bằng những từ ngữ: bay nhảy, nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm
Bài 4:
a. Mảnh vườn nhà bà em rộng bát ngát
b. Đêm rằm, mặt trăng tròn vành vạch như một chiếc đĩa lơ lửng giữa bầu trời đầy sao.
c. Mùa thu, bầu trời trong xanh và không còn những tia nắng gay gắt, nắng nóng.
d. Bức tranh đồng quê hiện lên thật đẹp làm lòng em xao xuyến biết bao!
Bài 5. Gợi ý:
* Mở bài: Giới thiệu về buổi biểu diễn nghệ thuật
vd: Sáng Chủ nhật tuần trước, em cùng gia đình đã đến xem một chương trình văn nghệ tại nhà văn hóa gần nhà
* Thân bài:
- Nêu chủ đề của buổi biểu diễn đó
- Thời gian. Xem trực tiếp hay qua ti vi
- Kể nội dung của buổi chương trình đó: Có những tiết mục đặc sắc nào, em thích tiết mục nào nhất và vì sao
* Kết bài:
Nêu cảm nhận của em sau khi xem xong buổi trình diễn ấy
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247