Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Trình bày khái niệm so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...

Trình bày khái niệm so sánh, nhân hoá, ẩn dụ ? Cho ví dụ minh hoạ. (Ko chép mạng ạ ) câu hỏi 927670 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Trình bày khái niệm so sánh, nhân hoá, ẩn dụ ? Cho ví dụ minh hoạ. (Ko chép mạng ạ )

Lời giải 1 :

*Khái niệm:

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

*Các kiểu so sánh

a.So sánh ngang bằng

Ví dụ: “Trẻ em là búp trên cành”

b. So sánh hơn kém

Ví dụ: " Hương cao hơn Khánh"

*Các phép so sánh thường dùng

1. So sánh sự vật này với sự vật khác.

Ví dụ:

– Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.

2. So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.

Ví dụ:

– Trẻ em như búp trên cành.

3. So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ:

– Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.

4. So sánh hoạt động với các hoạt động khác.

Ví dụ:

-Huyền đi như giậm chân.

Khái niệm nhân hóa

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Các kiểu nhân hóa

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.

Ví dụ:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy

=> nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người. Giúp biểu thị tình cảm của con người.

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ, theo đó, gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

Một số hình thức, ví dụ về ẩn dụ 

Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:

– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

Ví dụ:

Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

Ví dụ:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.

Bạn nhớ cho mình cảm ơn và câu trả lời hay nhất nha Loveyou Tks:)))

Thảo luận

Lời giải 2 :

$Trả lời $ : 

$So sánh là$ :

+ Biện pháp tu từ 

-Dối chiếu sự vật , sự viêc này , sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gọi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt của câu văn ấy . 

-SS vừa có tác dụng gợi hình , giúp cho việc miêu tả sự vật , sự việc được sinh động và cụ thể hơn coác câu bình thường . 

+ Có tác dụng biểu hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc .

- Có hai kiểu so sánh  : 

+ So sánh ngang bằng 

+ So sánh ko ngang bằng 

Vd :

Những ngôi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con( câu điển hình bạn nhé )

$Nhân$ $hóa :$

Gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ,.. sử dạnh từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người , làm cho các cây cối ,đồ vật ,.. trở nên gần gũi hơn với con người .

=> Biểu hiện suy nghĩ , tình cảm của con người .

Vd : 

Chị Cốc mổ anh Choắt trọng thương .

$Ẩn dụ :$

Gọi tên sự vật sự việc , hiện tượng này bằng tiên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng 

+ Nhằm tăng gợi hình , gợi cảm cho diễn đạt .

Vd :

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm .

$ Not$ $mạng$ !!! $Nếu$ $xóa$ $cho$ $cái$ $link$ $xác$ $thực$ $để$ $kiểm$ $chứng$ $nhé !! $ 

                     Chúc bạn học tốt $(◍•ᴗ•◍)♡ ✧*。$ tự làm 100%

                                                          @ We are one

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247