a, Những từ ngữ được dẫn trực tiếp "lá lành đùm lá rách", "tương thân tương ái", "ATM gạo", "đứt bữa", "cửa hàng 0 đồng", "cửa hàng hạnh phúc", "chợ nhân đạo", "quán ăn dã chiến", "chuyến xe yêu thương", "ai có mang đến chia sẻ, ai khó đến lấy 1 phần"
Nội dung bao trùm: tinh thần tương thân tương ái của nhân dân VN trong thời kỳ dịch.
b,
Dùng từ liên kết "Bên cạnh đó"
c,
Thành phần phụ chú: -mô hình độc đáo, có một không hai trên thế giới
d,
Đoạn văn trên giúp em hiểu được con người với rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là chính là tinh thần tương thân tương ái, tinh thần đoàn kết dân tộc trong hoàn cảnh khó khăn từ đó, tạo nên sức mạnh cộng đồng chung tay đối phó với dịch bệnh
**
1,
Từ bao đời nay, truyền thống tương thân tương ái chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng ấy được thấm nhuần trong tư tưởng lối sống, được ông cha ta truyền dạy cho bao thế hệ con cháu. Và cho đến nay, truyền thống Lá lành đùm lá rách vẫn là kim chỉ nam cho mọi hành động, cử chỉ thể hiện đạo đức tốt đẹp của người Việt. Lá lành đùm lá rách là tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn hoặc lâm vào cảnh khó khăn. Đây là biểu hiện của lối tu dưỡng đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta. Và tinh thần giúp đỡ người khác ấy được thực hiện mọi lúc mọi nơi. Biểu hiện của truyền thống tốt đẹp này được biểu hiện bằng việc làm của tất cả các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân của nhà nước Việt Nam. Nhà nước luôn có chính sách quan tâm hỗ trợ người dân ở những vùng kinh tế khó khăn, những vùng gặp thiên tai hạn hán, dịch bệnh,... Với nguồn vốn nhà nước, chính quyền ta có chính sách hỗ trợ người dân ở những vùng khó khăn này nguồn vốn làm ăn sinh sống, tạo điều kiện cho trẻ em đi học,....Những việc làm tốt đẹp, tử tế của nhà nước chính quyền đều là tấm gương sáng để cho mọi người noi theo. Còn đối với người dân bình thường, mỗi người có thể tiếp bước truyền thống tốt đẹp ấy của cha anh bằng những hành động đầy yêu thương hàng ngày, thương cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình: quyên góp tại địa phương, trường học, cơ quan,.... Vì một miếng khi đói bằng 1 gói khi no. Còn về bản thân em, em luôn hăng hái tham gia các hoạt động quyên góp quần áo, sách vở khi địa phương hoặc nhà trường tổ chức. Những vật phẩm tưởng chừng vô giá trị ấy sẽ giúp đỡ được những mảnh đời khó khăn, chắp cánh ước mơ cho họ. Đặc biệt nhất có lẽ trong thời gian dịch bệnh Covid 19, chúng ta đã được chứng kiến biết bao tấm gương và hành động đẹp về tinh thần tương thân tương ái cao đẹp. Tóm lại, nhân dân ta có truyền thống đạo lý tốt đẹp:"Lá lành đùm lá rách".
2,
A, MB
- GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM: Nguyễn Du chính là đại thi hào của dân tộc VN. Các tác phẩm của ông đều thể hiện được tấm lòng thương người và trải đời sâu sắc của ông. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Truyện Kiều đã thể hiện được bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ông. Trong đó, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm trong phần Gia biến và lưu lạc đã thể hiện được hoàn cảnh tội nghiệp của nàng Kiều cùng bút pháp miêu tả tâm trạng nhân vật trên nền thiên nhiên tài tình của ông.
B, TB
1, 6 CÂU THƠ ĐẦU
Đầu tiên, sáu câu thơ mở đầu của đoạn trích là những câu thơ đong đầ tâm trạng của Kiều. Từ trên lầu cao, trước mặt, nàng cảm nhận được một không gian mênh mông rợn ngợp. Xa xa là dãy núi, hai bên bờ là cồn cát bụi mù bay.
- Chỉ có lầu Ngưng Bích hoàn toàn khép kín đang giảm lòng một thân phận mỏng manh đơn côi. Một mình đối diện với "mây sớm đèn khuya" khiến Kiều đau khổ đến tủi nhục bẽ bàng cho số phận ba chìm bảy nổi của mình.
"Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"
Vòng thời gian luẩn quẩn một chu kỳ mây sớm đèn khuya khiến cho Kiều tan nát cõi lòng "chia tấm lòng" mà đau khổ vì hoàn cảnh đáng thương của chính mình.
2, 8 CÂU THƠ GIỮA
- Tám câu thơ tiếp theo chính là nỗi nhớ thương và tình yêu của Kiều đối với gia đình và Kim Trọng. Hai câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ". Kỷ niệm đôi lứa từng được cùng Kim Trọng uống rượu dưới ánh trăng vằng vặc nay hiện về trong tâm trí của Kiều.
- Đó là nỗi nhớ tình đầu đậm sâu của mình. Nhớ về chàng Kim, Kiều nhớ về chén rượu thề nguyền đính ước, minh chứng tình yêu đẹp đẽ của họ dưới ánh trăng. Dù cho Kiều đã trao duyên cho em mình nhưng có lẽ nàng Kiều vẫn chưa thể quên đi tình yêu của mình. Nàng còn lo sợ cho chàng Kim chờ mong tin tức của mình trong vô ích. Càng thương nhớ chàng Kim bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự xót thương của Kiều cho chính số phận, cuộc đời của mình "Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai".
- Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. Hình ảnh "tấm son" là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm ngày xưa. Cuối cùng, 4 câu thơ còn lại đó chính là nỗi nhớ thương của Kiều dành cho bố mẹ của mình. "Xót người tựa cửa hôm mai/Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ". Hình ảnh "người tựa cửa" đó là hình ảnh của bố mẹ mà Kiều tưởng tượng đang đứng trông chờ nàng trở về.
- Hình ảnh "quạt nồng, ấp lạnh" và câu hỏi tu từ cho thấy nỗi lo lắng, bận tâm của Kiều về việc ai sẽ chăm sóc cho bố mẹ thay nàng. Nhớ về bố mẹ, ta thấy được nỗi đau đớn, xót xa của nàng Kiều khi giờ đây, bố mẹ chẳng có ai để ủ ấm chăn vào mùa đông và quạt mát cho bố mẹ vào mùa hè nữa.
- Hai câu thơ "Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm" có sử dụng điển tích "Sân Lai, gốc tử" cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ nơi quê nhà. Hình ảnh "cách mấy nắng mưa" cho thấy sự cách biệt cha mẹ ở cả không gian và thời gian của Kiều. Ở nơi đất khách quê người, nàng không chỉ lo lắng cho cha mẹ mà còn cảm thấy đau đớn tột cùng, xót xa cho chính mình.
- Tóm lại, 8 câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người
C, KB
Tóm lại, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất Truyện Kiều. Cảnh trong tình, tình trong cảnh cứ hòa quyện đan xen làm nổi bật chủ đề đoạn thơ. Bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều vì thế mà đọng mãi trong lòng người đọc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247