Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh:
- Cuối năm 979 Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn bị sát hại,vua còn nhỏ tuổi→nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
- Lê Hoàn được suy tôn làm vua, đổi niên hiệu Thiên Phúc→ nhà Tiền Lê được thành lập
các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên làm vua vì :Ông là người có tài, có chí lớn, mưu lược, khoẻ mạnh.Khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, triều đình cử ông làm phụ chính, giúp vua trông coi việc nước . Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua. (Sgk)
cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn:
* Hoàn cảnh
Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn → nhà Tống xâm lược
* Diễn biến
- Địch: tiến theo 2 đương thủy bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy
- Ta: Chặn quân thủy ở sông Bạch Đằng, diệt quân bộ ở biên giới phía Bắc
* Kết quả: Quân Tống đại bại
* Ý nghĩa:
- Thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm, khả năng bảo về nên độc lập dân tộc
- Quân đội: Cấm quân và quân địa phương
trình bày và nêu nhận xét về tình hình kinh tế nước ta dưới thời Ngô - Đinh - Tiền Lê:
* Nông nghiệp
- Nông dân được chia ruộng→nộp thuế, đi lính, lao dịch
- Hàng năm vua tổ chức Lễ cày Tịch điền
- Đẩy mạnh khai hoang, làm thủy lợi
-> được mùa lớn
* Thủ công nghiệp
-TCN nhà nước phục vụ vua và quan lại: đúc tiền, vũ khí, may mũ áo,…
- TCN dân gian: đều phát triển: dệt, kéo tơ, làm giấy
* Thương nghiệp
- Nhà nước cho đúc tiền riêng
- Nhiều trung tâm buôn bán, chợ làng ra đời
- Thương nhân nước ngoài đến buôn bán, nhân dân biên giới Việt-Tống qua lại buôn bán trao đổi
Nhận xét: Bước đầu xây dựng được nền kinh tế tự chủ dân tộc
Cảm nhận của em khi quan sát H9- Đồng tiền Thái Bình Hưng bảo dưới thời Đinh Tiên Hoàng:
đồng tiền này có một ý nghĩa vô cùng trọng yếu là niềm tự hào của dân tộc, chứng minh cho sự hưng thịnh của đất nước, thể hiện ý chí tự lập tự cường, tự chủ của một quốc gia độc lập thống nhất.Đây cũng là đồng tiền đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.
Trong xã hội thời Đinh Tiền Lê có các tầng lớp :
+Giai cấp thống trị: vua, quan lại ( quan văn, quan võ) ,địa chủ ,quý tộc và 1 số nhà sư
+Giai cấp bị trị:nông dân, thợ thủ công,nô tì,thương nhân
Tình hình văn hóa nước ta thời Ngô- Đinh- Tiền Lê có gì đáng chú ý:
- Giáo dục chưa phát triển.
-Văn học chữ Hán,Nho bắt đầu phát triển
- Đạo Phật phát triển được coi là quốc giáo
-Các loại hình văn hóa dân gian được ưa thích và phát triển :ca hát,nhảy múa, lễ hội….
- Kiến trúc, điêu khắc rất phát triển với phong cách độc đáo, đặc sác, riêng biệt của dân tộc : Văn hoá Thăng Long.
- Nhiều công trình nổi tiếng: Tháp Báo Thiên, Chùa Diên Hựu,...
Phật giáo được phát triển nhất.
các nhà sư lại được trọng dụng vì:Thời kì này, giáo dục chưa phát triển, số người đi học và dạy học rất ít. Đã có một số nhà sư mở lớp học ở trong chùa. Nho học xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư thường là những người có học, giỏi chữ Hán .
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247