Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 .MẤy bn thw mik giúp mik 3 câu nhak: Câu...

.MẤy bn thw mik giúp mik 3 câu nhak: Câu 1 câu 6 câu 7 nhakk thank youuuuNOTES - DE d: Chiứng minh tỉnh đưng làn cưa cáu tuc ngữ: "Co công mài sắt có ngày nên

Câu hỏi :

.MẤy bn thw mik giúp mik 3 câu nhak: Câu 1 câu 6 câu 7 nhakk thank youuuu

image

Lời giải 1 :

Đề 7: ý nha

Đề 1: Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn

* Giải thích như sau:

- Nghĩa đen: Câu tục ngữ '' Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Bầu và bí là hai loại trái có giống cây leo khác nhau. Chúng không cùng một nguồn gốc, giống nòi nhưng lại có thể ở chung một giàn. Họ hàng, bạn bè hay nói hơn hết là những loại trái thân thuộc với nhau. Vì thế, mặc dù không cùng giống nhưng chung giàn thì biết yêu thương lẫn nhau. Chẳng ai có thể thương mình khi mình đối xử không tốt với họ mà nếu có thì đó cũng chỉ là lòng khoan dung mà thôi.

- Nghĩa bóng: Và chúng ta cũng đã biết rằng, những câu tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát. Câu '' Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn '' là một quan điểm, tư tưởng vô cùng ý nghĩa. Đối với những con người không cùng cha mẹ, không cùng máu mủ ruột rà nhưng đều chung một điểm là '' Nhân '', cùng chung một môi trường sống là trên thế giới. Con người, hay cả những người hàng xóm, thân thuộc thì hãy có lòng yêu thương và giúp đỡ, thương yêu và chia sẻ lẫn nhau.

- Nghĩa sâu xa: Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn '' chính là câu '' Thương người như thể thương thân ''. Tình yêu thương luôn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, nó cũng mang đến những cơ sở để hình thành nên cuộc sống tinh thần và điều kiện để làm nên vật chất chất. Tình yêu thương là sự nâng đỡ cho chúng ta trong cuộc sống. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ việc làm, suy nghĩ và nhận thức của ta. Ai cũng sẽ rất cần được yêu thương nhưng tuy nhiên tình thương đó phải được đáp ứng vào nhu cầu tích cực. Theo hướng tiêu cực, một số tình thương vô đối của cha mẹ dành cho con cái của mình sẽ ảnh hưởng đến tâm lí và việc làm của chúng. Cần thực hiện tình thương một cách tốt nhất để cho con trẻ hình thành thói quen tốt, tâm lí chính chắn hơn. Còn xét về theo hướng tích cực, tình yêu thương có thể giúp chúng ta vượt qua những nỗi buồn, những khó khăn đời sống. Nó làm cho ta được hạnh phúc hơn, vui vẻ và thỏa mãn nhu cầu tinh thần hơn. Nói tóm lại, tình yêu thương đúng mực sẽ luôn mang đến những lợi ích rất tốt cho ta. Nói tóm lại, tình thương vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng nhất mà con người cần được có

Đề 2:

Từ xưa đến nay, đạo lí ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'', ''Uống nước nhớ nguồn'' luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

     Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.

    Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đang sử dụng một loại trái cây nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Kẻ trồng cây chính là người hình thành, tạo ra thứ trái cây đó để chúng ta sửu dụng. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. 

    Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã ăn quả thì phải nhớ kẻ trồng cây. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.

    Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '', câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ có họ. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.

    Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

    Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.

Đề 3:

Ca dao, tục ngữ Việt Nam rất giàu đẹp và mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau, Cũng vì thế, mà tục ngữ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nó đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Câu tục ngữ: ''Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng'' của nhân dân ra thời xưa đã đưa ra lời khuyển về chuyện là những thứu xung quanh cũng ảnh sẽ ảnh hưởng dến phẩm chất và cuộc sống của ta.

      Với câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng'' đã được đúc kết từ những kinh nghiệm thời xưa của ông cha ta. ''Mực'' là một loại mực tàu được viết ra từ ngòi bút, nó thường có màu đen vì ngày xưa vẫn chưa chế ra nhiều loại mực khác nhau. Còn ''đèn'' là thứ có thể phát ra ánh sáng để giúp mọi người nhìn thấy những thứ xung quanh khi không có mặt trời  hoặc nơi bóng tối. Tuy nhiên, nghĩa và nội dung của câu tục ngữ không chỉ đơn giản là như thế mà nó rất sâu xa về vấn đề được quan tâm.

      Câu tục ngữ này được nhiều người biết đến với ý nghĩa là muốn đưa ra lời khuyên cho chúnh ta. Một lời khuyên vô cùng chính xác và tấm đắc. Nội dung câu ngụ ý về phẩm chất và đạo đức của chúng ta sẽ càng hoàn hảo nếu ở gần những thứ tốt đẹp, những con người nhân hậu. Và ngược lại, nếu xung quanh ta chỉ toàn điều ác và những người xấu xa thì tự thâm tâm ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Con người thường có thói quen học hỏi theo những gì mà ta thấy và biết vì họ ít quan tâm đến việc làm đó là đúng hay sai, thiện hay ác. Nhưng các bạn cần ý thức hơn về những việc mình thấy, xem nó có nên làm theo hay không.

      Chúng ta thường thấy thời xưa các vị quan lại trong triều đình cũng như các làng, xã thường bị mua chuộc bởi đồng tiền rồi xét xử sai cho người nghèo, người vô tội. Rồi các người quan lại khác cũng thấy làm như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, những suy nghĩ ích kỉ đã chi phối đạo đức của họ rồi lại làm theo mà không nghĩ rằng sẽ gây hại những người xung quanh, thân thiện khác. Đó là những dẫn chứng rất cụ thể cho câu tục ngữ: ''Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng''. Ngày nay, những hiện tượng này vẫn còn những đã được hạn chế nhiều.

       Nói tóm lại, câu tục ngữ đã giúp chúng ta biết thêm về môi trường sống, những người gân gũi, những việc làm xung quanh cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống lẫn tinh thần của chúng ta. Từ đó, câu tục ngữ giúp mọi người rút ra được những kinh nghiệm quý báu.

Đề 6:

* Dàn ý tham khảo:

I> MỞ BÀI:

- Giới thiệu về rừng ở nước ta

- Vai trò khái quát của rừng

II> THÂN BÀI:

1. Giải thích về rừng:

- Rừng là gì ?

- Rừng từ đâu mà có ?

- Rừng được lớn lên, hình thành ntn ?

2. Nêu vai trò, lợi ích của rừng xung quanh ta:

- Rừng cung cấp nguồn oxi để thở

- Rừng còn điều hòa, giúp không khí ổn định hơn

- Rừng còn là lá chắn lũ quét trong các trận mưa to, bão lớn

- Rừng còn cung cấp đời sống tinh thần cho ta

- Tạo vẻ đẹp cảnh quan

3. Nêu hiện trạng của rừng

- Hiện nay, rừng đang gặp phải nhiều vấn đề:

→ Cháy rừng ở Úc ( do thời tiết nóng )

→ Khai thác rừng để lấy gỗ trái phép

→ Phá rừng để lấy đất làm nông nghiệp

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

→ Trồng nhiều cây xanh

→ Bảo vệ môi trường

→ Hạn chế khai thác rừng quá mức

→ Báo với chính quyền khi thấy có hiện tượng pha rừng làm nương rẫy

→ Giải thích, tuyên truyền với mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng

III> KẾT BÀI:

- Khẳng định lại lợi ích, vai trò của rừng đối với đời sống của con người

*Bài làm tham khảo !

- Trước khi xóa, cho xin cái link mạng

       Đất nước chúng ta có rất nhiều tài nguyên quý giá, vô số loại khoáng sản phong phú. Từ dưới lòng đất cho đến trên mặt đất rồi lên tận các đồi núi, cao nguyên chất ngất. Rừng là một loại tài nguyên vô giá và quý giá nhất. Nó gắn bó với chúng ta từng ngày, từng giờ. Mà con người cũng không thể tồn tại nếu thiếu rừng.

      Một trong số những thứ mà chúng ta cần và quan trọng nhất chính là nguồn ôxi. Vậy, liệu có ai biết rằng: ôxi từ đâu mà có ? Thì là từ rừng chứ đâu nữa ! Rừng là thứ cung cấp nguồn ôxi lớn nhất quả đất. Chúng ta thừa biết một điều, nếu thiếu ôxi con người sẽ chết. Vậy, có thể kết luận một điều thiếu rừng con người cũng không thể sống. Và không dừng lại ở đó, rừng còn cung cấp rất nhiều cho ta. Nào là: nguồn thức ăn, các loại gỗ quý ... và còn là nơi sinh sống cho những loài động vật hoang dã.

      Ngoài ra, rừng còn mang lại những cảnh đẹp thiên nhiên trù phú và vĩ đại. Con người đã được tận hưởng những vẻ đẹp ấy, được chiêm ngưỡng rồi hòa vào nguồn cảm xúc sung sướng, thoải mái. Rừng còn làm cho khí hậu được ôn hòa, ngăn sức mạnh như hủy diệt của dòng lũ từ trên tràn xuống. Vậy tại sao lại phá rừng đi ?

      Mỗi khi tôi nhìn thấy những khu đất trống đồi trọc thì trong đầu tôi lại hiện lên hình ảnh quằn quại của những cánh rừng nằm im trong lửa đỏ, rên xiết dưới lưỡi rìu của các lâm tặc. Không chỉ là tạo thành đất trống, đồi trọc mà còn phá đi nơi ở của muông thú, chim chóc đang sinh sống trong rừng; những ngôi nhà dân bị trôi trên dòng lũ khủng khiếp, nó tràn từ trên xuống khi không có rừng cứ như núi lửa phun trào thì ai mà sống nổi; những cảnh đẹp thiên nhiên trù phú, độc đáo nhất cũng mất hẳn đi ... Chỉ có những kẻ thất học, vô ý thức mới có thể làm ra những việc tồi tê, dã man ấy, mới suy nghĩ ra các hành động đẻ phá hủy thứ mà con người khó tạo ra được.

     Rừng của chúng ta có hai loại: rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra; còn rừng nhân tạo là nhờ con người làm nên. Cũng may thay, vẫn còn có những người nhân hậu, biết suy nghĩ thấu đáo khi đã tạo ra và bảo vệ rừng. Chúng ta cần trồng nhiều cây xanh; không chặt phá cây rừng; báo với chính quyền khi thấy có người khai thác rừng trái phép. Đó chính là những hành động thiết thực nhất để con người bảo vệ rừng và cũng chính là tự bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta.

     Nói chung, rừng chính là thứ tài sản vô giá và là nguồn sống của chúng ta. Hãy chung tay, góp sức để bảo vệ rừng để con người có thể được tồn tại.

Thảo luận

Lời giải 2 :

3 ảnh đầu là đề 6

2 ảnh còn lại đề 1

image
image
image
image
image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247